Thứ Tư, 11 tháng 8, 2021

Sáng suốt, tỉnh táo khi tiếp cận nguồn thông tin trên mạng

 

Trong những ngày giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh, thời gian truy cập vào mạng với mỗi người dân sẽ tăng lên, đây cũng là giải pháp yêu thích của đại đa số các tầng lớp xã hội sử dụng để làm giảm những khó khăn, bất tiện trong những ngày giãn cách. Tuy nhiên, các nguồn thông tin trên mạng là rất nhiều, trong đó không tránh khỏi những nội dung của những thế lực phản động đưa lên mạng với mục đích xấu.

          Tiêu biểu gần đây nhất có vụ việc trên mạng xã hội xuất hiện nội dung chia sẻ của một người tên Trần Khoa, tự nhận là bác sĩ sản phụ khoa. Người này đã quyết định “nhường đi chiếc máy thở” của ba mẹ mình đang dùng cho một sản phụ đang cần. “Bác sĩ Trần Khoa” sau đó đã “kìm nỗi đau mất người thân, trực tiếp vào phòng mổ phẫu thuật thành công cho sản phụ sinh đôi này”. Kèm với nội dung còn có hình ảnh 2 bé song sinh được cho là hai bé mà bác sĩ này vừa phẫu thuật. Sau khi đăng tải, bài viết đã được lan truyền với tốc độ chóng mặt. Ngay từ tiêu đề tin đã thấy sự vô lý và đây là một tin giả 100%, vậy mà vẫn có nhiều người tin hoặc bán tín bán nghi. Tất nhiên rất nhanh sau đó mọi người hiểu ra ngay chân tướng của sự việc, nhận thấy mưu đồ xấu của các kẻ xấu.

          Tuy nhiên, hãy cảnh giác trước tin giả, vì tin giả rất dễ hấp thụ vào mỗi con người chúng ta. Các nhà khoa học liệt kê 4 lý do mà tin giả lại hấp dẫn đến thế. Đầu tiên là cách tin giả lan truyền. Phương tiện phổ biến nhất để phát tán tin tức giả là mạng xã hội. Hình thức truyền từ người này sang người khác không chỉ cực kỳ nhanh chóng mà còn tạo ra sự tin cậy do nhiều người tham gia phát tán là những người có uy tín. Thứ hai là định kiến của chính người dùng mạng xã hội. Trên mạng xã hội, người dùng có xu hướng giao tiếp nhiều hơn với những người đồng quan điểm. Như vậy, khi bắt gặp một tin giả lại phù hợp với suy nghĩ của mình (định kiến) thì họ tin ngay. Thêm nữa, tin giả thường không có bằng chứng nhưng lại có cái kết đẹp, một cái gọi là “happy ending” khiến tin giả hấp dẫn và thú vị hơn cũng như thu hút nhiều sự quan tâm của những người dùng mạng xã hội nhiều hơn. Cuối cùng thì tin giả thường giật gân với những câu chuyện gây sốc. So sánh việc “rút ống thở của cha mẹ” trên mạng xã hội và những thông tin đếm ca nhiễm trên báo chí là thấy.

          Mạng xã hội là một sản phẩm văn minh của loài người, lại là công cụ khá hữu hiệu trong thời buổi dịch bệnh này. Tuy nhiên mỗi người chúng ta hãy cần sáng suốt, tỉnh táo khi tiếp nhận những thông tin trên mạng để vừa tiêp thu được những thông tin bổ ích mà lại tránh được những nội dung xấu, độc, có hại của những kẻ xấu trên mạng./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét