Sau gần 20 năm hiện diện, quân đội Mỹ và NATO đã quyết định chính thức rút quân hoàn toàn ra khỏi Afghanistan dự kiến trong cuối tháng 8 này. Tuy nhiên, khi mà Mỹ và liên quân còn chưa rút hết quân, Taliban đã phát động các cuộc tiến công vào sâu trong lãnh thổ Afghanistan. Chỉ trong vòng khoảng 1 tuần, Taliban đã tấn công ồ ạt và kiểm soát hoàn toàn lãnh thổ Afghanistan. Chính quyền Afghanistan sụp đổ một cách nhanh chóng theo hiệu ứng domino, tổng thống Ghani rời bỏ đất nước, sân bay Kabul hỗn loạn trong cuộc trốn chạy của nhiều thành phần...
Theo New York
Times, chỉ trong vòng mấy ngày, lực lượng an ninh của Afghanistan đã bị
đánh bại hoặc thậm chí đầu hàng mà chưa cần giao tranh ở hơn 15 thành phố trước
đà tiến công của Taliban. Hiệu ứng domino với lực lượng an ninh Afghanistan đầu
hàng hàng loạt đã xảy ra. Taliban cũng chiếm giữ nhiều trực thăng và số trang
thiết bị, vũ khí trị giá hàng triệu USD mà Mỹ đã cung cấp cho Afghanistan. Ở
một số thành phố, dù giao tranh nổ ra quyết liệt ở một số khu vực ngoại ô,
nhưng cuối cùng Taliban vẫn phá vỡ các tuyến phòng thủ, tiến vào và kiểm soát
thành phố mà không có hoặc có rất ít sự kháng cự.
Nhiều quan chức, giới
chính trị gia của Mỹ và phương Tây tỏ ra ngạc nhiên về sức chống cự yếu ớt và
sự sụp đổ nhanh chóng của các chính quyền địa phương Afghanistan. Trong khi,
suốt hơn 15 năm qua, phương Tây, đặc biệt là Mỹ, đã đổ hàng chục tỷ USD vào
Afghanistan để trang bị vũ khí, huấn luyện cho lực lượng an ninh ở đây. Thậm
chí, mục tiêu xây dựng một lực lượng an ninh tinh nhuệ và độc lập cho
Afghanistan từng là một trong những ưu tiên chiến lược của chính quyền cựu Tổng
thống Mỹ Barack Obama nhằm tìm đường giúp quân đội Mỹ rút lui khỏi quốc gia
châu Á này.
Đổi lại kết quả thu được
của lực lượng an ninh Afghanistan được Mỹ và phương Tây dày công xây dựng và
huấn luyện trong hơn 15 năm qua là gì? Trên giấy tờ, lực lượng an ninh
Afghanistan có khoảng 300.000 người, nhưng những ngày gần đây cho thấy con số
thực tế chỉ khoảng 1/6. Sự rệu rã của lực lượng an ninh Afghanistan đã thể hiện
rõ từ những tiền đồn ở vùng nông thôn, nơi nhiều binh sĩ cảnh sát bị nợ lương.
Họ bị Taliban bao vây và được hứa hẹn rút đi an toàn nếu đồng ý đầu hàng, hạ vũ
khí. Tình trạng này dần dần giúp cho Taliban ngày càng mở rộng quyền kiểm soát
các tuyến đường và tiến đến kiểm soát cả khu vực. Khi những tiền đồn "thất
thủ", lực lượng an ninh Afghanistan gần như đều viện lý do không có yểm
trợ trên không hay cạn kiệt trang thiết bị và lương thực. Nhiều binh sĩ và cảnh
sát bày tỏ sự bất bình với giới lãnh đạo khi tình trạng tham nhũng xảy ra tràn
lan. Họ than phiền về việc không được trả lương, thiếu thốn lương thực, đạn
dược và bị các chỉ huy bỏ lại bảo vệ các trạm kiểm soát, căn cứ đã bị lộ. Trong
các cuộc phỏng vấn, họ cũng chia sẻ về sự tuyệt vọng và cảm giác bị bỏ rơi.
Ở đây, không phải người dân Afghanistan hoàn toàn ủng hộ Taliban vì bản chất Taliban là một tổ chức đã từng nuôi dưỡng khủng bố, với các chế độ hà khắc, đang bị cả thế giới lên án phản đối. Nhưng ngược lại, quan chức chính quyền yếu kém, tinh thần binh sĩ rệu rã, mất lòng tin vào chính quyền trong bối cảnh đất nước bị chia rẽ, mất đoàn kết nghiêm trọng bởi các vấn đề cố hữu như tôn giáo, tham nhũng… Nói như vậy, nhưng có lẽ nguyên nhân sâu xa nằm ở chỗ không có tổ chức đủ mạnh lãnh đạo đất nước để biết qui tụ, đoàn kết toàn dân tộc, khi mà đất nước mất quyền độc lập, quyền tự chủ, quyền tự quyết.
Câu chuyện Mỹ và đồng minh can thiệp vào nội bộ của một đất nước với tuyên bố mang lại dân chủ, hòa bình, ổn định cho người dân nước đó, qua 20 năm Afghanistan khiến cho ai cũng phải giật mình, và có lẽ đến cả Mỹ và đồng minh cũng phải xem xét lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét