Vụ “bác sĩ Khoa rút ống thở” của cha mẹ để cứu sản phụ mang song thai, hai năm rõ mười, là một tin giả trắng trợn, đình đám bậc nhất trong những ngày này. Cái giá của vụ tin giả này quá đắt. Nó khiến cho hàng triệu người bị lừa dối. Nó khiến không ít thì nhiều, nhất thời, những thầy thuốc bị hàm oan và tổn thương. Nó làm dư luận nổi xung, chí chóe vì quan điểm trái ngược về cùng một hành vi (rút ống thở…). Người cho đó là hành động cao cả, một câu chuyện quá xúc động, cần lan tỏa, tôn vinh. Người cho đó là việc phi đạo đức, trái nhân tính, trái đạo làm người, làm con…, cần lên án.
Chưa nói tới Lời thề Hippocrates mà mọi bác sĩ đều phải thuộc lòng. Chưa nói tới những quy định khắt khe của ngành y và Hiến pháp Việt Nam khiến việc rút máy thở để chấm dứt sự sống của bệnh nhân là trái pháp luật. Chính sự giả dối trắng trợn của vụ này đã làm nhiều người như choàng tỉnh.
Choàng tỉnh và ân hận rằng, thì ra bấy nay, mình đã tin vào mạng xã hội quá. Tin tới mức mất cảnh giác. Tin tới nỗi gần như bất luận trường hợp nào cũng không hề đặt một dấu hỏi, dù nhỏ, nhất là một khi những thông tin đọc được ứng đúng cảm xúc, thị hiếu, suy nghĩ của họ. Từ đó, họ dễ dãi, sốt sắng thực hiện ngay việc loang rộng hơn cái tin giả ra cộng đồng, xã hội qua những cái nhấn chuột cực kỳ dễ dàng để chia sẻ, bình luận…, kéo theo đó là những hậu quả có khi không thể vãn hồi. Mà trong số họ, đáng tiếc, có cả nhà báo liệt vào cỡ “không phải dạng vừa đâu”; có cả những người là những KOLs “tích xanh”…Những người này, họ hạ một chữ là ngàn likes ồ ạt đổ về. Đúng thì tác động tích cực. Sai thì tác động cũng khôn lường. Cái giá đắt đó, vì thế, không thể không là một bài học cay đắng để mà thấm thía, tất nhiên, chỉ với những người thực sự biết cầu thị, và trong thực thế, nhiều người đã ân hận, sám hối.
Ác nhất, trong vụ này, là một số người theo “thuyết âm mưu”, điển hình như Phạm Minh Vũ.
Khi câu chuyện hiện nguyên hình là tin giả với bằng chứng rành rành cùng thông tin của Sở Y tế TP.HCM cho biết, sở này đang phối hợp với Công an TPHCM làm rõ, thì ngày 8/8, Phạm Minh Vũ có bài “Nhìn từ câu chuyện bác sĩ hư cấu tên Khoa”. Trang nào đăng bài này? Không thể thiếu Việt Tân, Chân Trời Mới Media…, bởi lâu nay, Phạm Minh Vũ luôn hiện ra như một cây bút có số má của họ.
Trong bài, ngoài việc phán xét, nói vung vít những ngôn từ đạo đức giả cao ngạo, Phạm Minh Vũ còn cả gan tới mức dám xúc phạm, đánh đồng những người tung hô câu chuyện tưởng tượng và phi đạo đức một cách cảm xúc, thiếu tỉnh táo, với cả dân tộc, từ đó, hạ bút “mắng” đồng bào mình là “…đạo đức con người Việt tệ đến như thế sao?”.
Trắng trợn hơn, từ câu chuyện giả này, Phạm Minh Vũ, không phải hồ đồ do thiếu thông tin, mà cố tình đổ nghiến: “Câu chuyện hư cấu hôm nay, Bác sỹ Khoa đã được phát tán tối hôm qua với những cây bút dư luận viên cao cấp lên bài tới hôm nay là một “lẽ bảo vệ đảng” trong đạo đức ngành báo Việt Nam (…), nhằm làm mờ đi chuyện thiếu ống thở mà xoáy quanh chuyện “rưng nước mắt” để che lấp yếu kém của Chính phủ cũng như đảng cầm quyền…”.
Rồi, dù diễn đạt loanh quanh, vòng vèo kiểu nào, cuối cùng, với sự thù hằn sẵn có, Phạm Minh Vũ cũng không thoát khỏi việc tự phơi bày dã tâm, mục đích đen tối chống nhà nước Việt Nam, khi xuyên tạc bản chất vụ việc “bác sĩ Khoa rút ống thở” để kích động người đọc: “Ta chờ đợi gì một xã hội xem việc giết người mà chính là Mẹ ruột của mình như là một sự vĩ đại, đáng ca ngợi?”.
Vậy nên, “độc hơn thuốc độc” – đó là Phạm Minh Vũ và Việt Tân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét