Virus Delta nguy hiểm như thế nào?
Theo các nhà virus học và dịch tễ học, biến thể Delta là phiên bản
lây lan nhanh nhất, mạnh nhất và đáng sợ nhất của virus SARS-CoV-2 gây ra đại
dịch mà thế giới đang phải hứng chịu.
Trong quá trình
lây lan, virus SARS-CoV-2 không ngừng biến đổi, nhiều biến thể mới xuất hiện
khiến diễn biến dịch bệnh ngày càng phức tạp với số lượng ca nhiễm mới tăng
cao.
Delta là cách Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) định danh cho biến thể virus SARS-CoV-2 lần đầu tiên được
phát hiện ở Ấn Độ (trước đó được ký hiệu là B.1.617.2).
Delta là một
trong 4 biến thể virus SARS-CoV-2 được WHO đánh giá thuộc nhóm đáng lo ngại hiện
nay.
Theo các nhà
virus học và dịch tễ học, biến thể Delta là phiên bản lây lan nhanh nhất, mạnh
nhất và đáng sợ nhất của virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch mà thế giới đang phải
hứng chịu. Biến thể Delta cũng làm đảo ngược hoàn toàn mọi giả định về
Covid-19, ngay cả khi các quốc gia đang nới lỏng các biện pháp hạn chế và mở cửa
lại nền kinh tế.
Các đột biến của
Delta thoạt đầu tưởng như không khác biệt nhiều so với các đột biến của những
biến chủng mà nó đã lấn lướt. Ví dụ, nó không có một số đột biến giúp né hệ miễn
dịch như ghi nhận ở biến chủng Beta và Gamma.
Tuy nhiên, một đột
biến có thể là yếu tố kéo theo sự đáng ngại của Delta là P681R. Theo các chuyên
gia, virus SARS-CoV-2 cần hai bước để xâm nhập vào tế bào của con người, giống
như việc muốn mở cửa phải có hai bước gồm tra khóa vào ổ và mở khóa.
Vineet D.
Menachery, chuyên gia nghiên cứu về virus SARS-CoV-2 tại Đại học Texas, cho biết
hầu hết các đột biến được phát hiện ở biến chủng thuộc nhóm "đáng lo ngại"
dường như làm tăng khả năng làm cho "chiếc khóa" đó vừa vặn hơn với ổ,
tăng khả năng của virus xâm nhập vào tế bào. Riêng đột biến P681R còn có thể giúp
quá trình mở khóa hiệu quả hơn, giúp virus xâm nhập tế bào dễ dàng hơn.
Biến chủng Delta
được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ vào đầu năm nay. Chỉ vài tháng xuất hiện,
Delta đã trở thành biến chủng trội toàn cầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét