Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2021

XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN Ở VIỆT NAM KHÔNG THẾ LỰC PHẢN ĐỘNG NÀO CÓ THỂ XUYÊN TẠC BÔI NHỌ

 

Trong những ngày gần đây lợi dụng việc xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”, đó là chiến lược đúng đắn, có tính khả thi cao. Vậy mà, trên mạng xã hội đã xuất hiện một số thông tin cho rằng, việc thực hiện Đề án đó là không thực tế; cần phải bác bỏ. Phải chăng vẫn là luận điệu, những chiêu trò của các thế lực phản động, xuyên tạc hòng bóp méo sự thật.

Chúng cho rằng: Nhà nước pháp quyền là sản phẩm, thành tựu của chủ nghĩa tư bản, do đó không thể lấy thành tựu đó “gán ghép” vào chủ nghĩa xã hội; mà chủ nghĩa xã hội thì phải gắn liền với “chuyên chính vô sản”, “Đảng trị”, v.v. Do vậy, việc xây dựng và thực hiện Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” tất yếu sẽ thất bại, hao tổn tài sản và nguồn lực của đất nước. Từ đó, họ lặp lại “điệp khúc”: chỉ khi nào “xóa bỏ” chế độ xã hội chủ nghĩa thì mới có thể xây dựng thành công nhà nước pháp quyền. Những luận điệu trên là phi lý, hoàn toàn sai cả về lý luận và thực tiễn về nhà nước pháp quyền nói chung, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói riêng.

đây bài viết chỉ đưa ra một vài dẫn chứng để họ hiểu rằng; Tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã hình thành và thể hiện trong quan điểm của các nhà tư tưởng từ thời cổ đại. Ở phương Đông, đó được xem là tư tưởng pháp trị của các nhà pháp gia, như: Quản Trọng, Thương Ưởng, Hàn Phi, v.v. Quản Trọng chủ trương đề cao “Luật, lệnh, hình, chính”, vua phải giữ pháp, “không vì vua muốn mà thay đổi lệnh, lệnh đáng tôn hơn vua... Ở phương Tây, điển hình là: Xô-crát (469 - 399 Tr.CN), Arixtốt (384 - 322 Tr.CN), Xixêrôn (l06 - 43 Tr.CN). Những tư tưởng này đã được các nhà tư tưởng chính trị và pháp lý tư bản sau này như: John Locke (1632 - 1704), Montesquieu (1698 - 1755), J.J.Rút-xô (1712 - 1778), I.Kant (1724 - 1804), Hêghen (1770 - 1831),… phát triển như một thế giới quan pháp lý mới. Cùng với các nhà lý luận nổi tiếng nói trên, nhiều nhà luật học, nhà tư tưởng vĩ đại khác cũng đã góp phần phát triển các tư tưởng về nhà nước pháp quyền như Tômát Jepphecxơn (1743 - 1826 - tác giả của Tuyên ngôn độc lập Mỹ năm 1776), Tômát Pên (1737 - 1809), Jôn A đam (1735 - 1826), v.v. Như vậy, tư tưởng về nhà nước pháp quyền có từ rất sớm, có trước chủ nghĩa tư bản. Vậy nó là sản phẩm của nhân loại, đâu phải của chủ nghĩa tư bản. Do đó, nhà nước ấy phải có tính từ: nhà nước pháp quyền tư bản chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng về nhà nước pháp quyền không chỉ có đóng góp của các triết gia trước tư sản, mà còn có sự đóng góp của những nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội. C.Mác, Ph.Ăgghen và VI.Lênin dù các ông không chính thức nói đến nhà nước pháp quyền như là một trong những nội dung chính yếu trong học thuyết của mình, nhưng các ông luôn quan tâm đến Nhà nước và cách mạng, Nhà nước và pháp luật.

Chính vì vậy, mỗi quốc gia, dân tộc, tùy thuộc vào các đặc điểm lịch sử, chính trị, kinh tế - xã hội và trình độ phát triển của đất nước mà xây dựng cho mình một mô hình nhà nước pháp quyền phù hợp. Do vậy, nói nhà nước pháp quyền là sản phẩm, là thành tựu của chủ nghĩa tư bản là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Phải chăng, đó là những luận điệu của những kẻ cố tình xuyên tạc, bôi nhọ; hoặc chưa hiểu biết đầy đủ về Nhà nước pháp quyền thì hãy xem lại chính mình rồi hãy phán xét./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét