Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin đã tác động sâu sắc đến nghệ thuật quân sự, làm xuất hiện các loại hình chiến tranh mới; trong đó, có chiến tranh mạng.
Khái niệm chiến tranh
mạng xuất hiện từ những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nhưng đến nay vẫn
chưa có một khái niệm thống nhất. Một số ý kiến cho rằng, tuy đã xảy ra
những cuộc tiến công mạng nhưng ở mức độ thấp, chưa phải là chiến tranh.
Bởi nó không trực tiếp gây ra tổn thất về sinh mạng, vật chất cụ thể
cho bất cứ bên nào. Tuy nhiên, đa số lại có quan điểm rằng, khi các cuộc
tấn công tập trung, dồn dập vào cơ quan chính phủ, gây tổn thất lớn về vật
chất, chính trị - tinh thần, quản trị và điều hành thì có thể gọi đó là
chiến tranh - kiểu dạng chiến tranh mới, chiến tranh trong tương lai.
Nghiên cứu một số
cuộc chiến tranh gần đây (từ chiến tranh I-rắc, năm 2003 đến nay) trên
thế giới, số đông học giả quân sự, các nhà chiến lược quân sự đều
thống nhất rằng: "tác chiến mạng trung tâm" hay "tác chiến
mạng" chính thức được xem là loại hình tác chiến hiện đại. Trên thực tế,
các nước phát triển đã và đang chú trọng tới tác chiến mạng, coi đó là học
thuyết tác chiến mới trong kỷ nguyên thông tin và là một trong những mục tiêu
trọng tâm chiến lược làm chuyển đổi tư duy quân sự và tổ chức trang bị
quân đội trong thế kỷ XXI. Đặc biệt, các nước lớn, có ưu thế vượt
trội về công nghệ, kỹ thuật đã lợi dụng các phương tiện truyền thông,
nhất là in-tơ-nét để tiến hành chống phá toàn diện, nhất là làm
xói mòn giá trị văn hóa truyền thống, tạo sự nghi kỵ, bất mãn trong nội
bộ của các quốc gia "không cùng quỹ đạo" để tranh thủ tập hợp
lực lượng đối lập dễ bề can thiệp.
Hiện nay, mạng đang
được sử dụng ráo riết như một thứ vũ khí lợi hại trong các cuộc xung đột
quân sự, mà điển hình là việc Mỹ và NATO can thiệp vào Li-bi, năm 2011.
Tại đây, họ đã xâm nhập vào mạng viễn thông và các chương trình truyền
hình của Li-bi, để phát đi các nội dung được xuyên tạc tới dân chúng
sở tại. Điều đó, tác động mạnh mẽ và nhanh chóng làm rối loạn tinh
thần xã hội, kích động, lôi kéo, tập hợp lực lượng chống đối đông
đảo, nhất là lớp trẻ xuống đường chống lại chính phủ. Trong thời
gian diễn ra sự kiện Crưm của U-crai-na sát nhập vào Nga, hai thế lực thân
phương Tây và thân Nga đều sử dụng công nghệ thông tin tấn công các
phương tiện truyền thông của nhau. Ngày 04-3-2014, công ty Viễn thông
Úc-tê-lê-com của U-crai-na bị đánh cắp thông tin. Ngày 06-3-2014, các trang
thông tin điện tử: Li-fe-niu, Ngân hàng trung ương Nga, báo Rô-si-ít-kai-a
Ga-de-ta, thậm chí, cả trang thông tin của Tổng thống Pu-tin đều bị tấn
công. Ngày 15-3-2014, các "Chiến binh Công nghệ" đã xâm nhập, tấn
công trang thông tin điện tử của NATO. Gần đây, Mỹ và phương Tây tập trung
sử dụng tác chiến mạng để can thiệp vào Vê-nê-xu-ê-la, tăng cường hậu
thuẫn cho các lực lượng đối lập tổ chức biểu tình, bạo loạn lật đổ Chính phủ
của Tổng thống N. Ma-đu-rô.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét