Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu không đánh dấu
sự kết thúc của chủ nghĩa xã hội; trái lại, sự ra đời của chủ nghĩa xã hội thời
kỳ mới là một minh chứng cho sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa xã hội.
Mặc dù vây, có thể nói,chừng nào còn các Đảng Cộng sản với mục tiêu xã hội
chủ nghĩa trên thế giới thì những bài học kinh nghiệm lịch sử xương máu của
Đảng Cộng sản Liên Xô và sự tan rã của Liên bang Xô-viết và các quốc gia xã hội
chủ nghĩa Đông Âu mãi mãi còn nguyên vẹn. Đó chính là sức sống bất diệt của
những bài học lịch sử thất bại: Nếu coi thường hoặc lãng quên chúng, nhất là
những thất bại, dù khi đang đứng trên đỉnh cao những thắng lợi lịch sử của
những người cộng sản Xô-viết, thì cũng sẽ bị trả giá.
Với
nhãn quan chính trị chiến lược, hai năm trước khi chế độ xã hội chủ nghĩa Liên
Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, ngày 24/8/1989, tại Hội nghị Trung ương 7, khóa
VI, Đảng ta nhìn nhận và cảnh báo nghiêm khắc 6 nguy cơ của Đảng Cộng sản Liên
Xô và các Đảng Cộng sản và công nhân ở những nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu,
gồm: Một là, thực hiện đa nguyên chính trị; hai là, dân
chủ quá trớn không giới hạn; ba là, vừa không coi trọng củng
cố, nâng cao chất lượng lãnh đạo, vừa hạ thấp vai trò lãnh đạo của đảng; bốn
là, để tuột khỏi tay sự lãnh đạo đối với các phương tiện thông tin đại
chúng; năm là, có khuynh hướng phủ nhận những thành tựu vĩ đại
của chủ nghĩa xã hội; sáu là, đặt quá nhiều hy vọng vào việc
mở cửa với phương Tây.
Với tầm
nhìn chiến lược đó, cảnh giới những nguy cơ “diễn biến hòa bình”, vượt qua
chặng đường hơn ba thập niên với bao nhiêu bão táp chống phá, tấn công từ bên
ngoài, nguy cơ tự thoái hóa, suy thoái và phá hoại từ bên trong, Việt Nam và
các nước xã hội chủ nghĩa vẫn đứng vững và phát triển. Nhưng, chúng ta không
được phép lơ là và lãng quên mối họa sinh tử này. Vì chủ nghĩa đế quốc với
chiến lược công khai “chiến thắng không cần chiến tranh” không bao giờ từ bỏ âm
mưu và hành động tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa còn lại.
Với tư cách là một Đảng cầm quyền, Đảng của chúng ta
càng không mơ hồ và được phép lãng quên những bài học sinh tử đó về sự sụp đổ
của chế độ xã hội ở Liên Xô và một số nước Đông Âu.
Bài học
trước hết, là cần đặc biệt chăm lo vị thế và
tư cách vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân
và chịu trách nhiệm trước lịch sử dân tộc: nắm lấy công tác tư tưởng chính trị,
xây dựng hệ thống chính trị từ Đảng, Nhà nước đến các đoàn thể nhân dân từ
Trung ương đến cơ sở thật sự trong sạch, vững mạnh, thật sự trung thành và tin
cậy về chính trị, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng... là công việc
có ý nghĩa thành bại.
Lịch sử
hơn 91 năm của Đảng cho tới nay cho thấy, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là
công tác chính trị tư tưởng và tổ chức luôn là những nhiệm vụ cấp bách, nóng
bỏng và mang tầm chiến lược. Sai lầm về đường lối, chệch hướng về tư tưởng
chính trị và lệch lạc về tổ chức sẽ đưa tới sai lầm, rạn vỡ, có khi không cứu
vãn nổi.
Đại hội
XIII của Đảng
Đặc
biệt, trước tình hình mới, phải luôn đề cao cảnh giác trước những tác động xấu
từ bên ngoài và kịp thời ngăn chặn sự suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa từ
bên trong. Tháng 1-2021, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục chỉ rõ: Công tác đấu
tranh phản bác, ngăn chặn các thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch
có lúc, có nơi còn bị động, thiếu sắc bén, tính chiến đấu chưa cao; công tác
nắm bắt dư luận trước những sự kiện, tình huống bất ngờ còn chưa kịp thời...
một số tổ chức cơ sở đảng, một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức
chưa gương mẫu... một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý
chí, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Theo đó, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung
ương 4 các khóa XI, XII, quyết sách của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII: Kiên
quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực
thù địch và kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống suy thoái, “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực, lãng phí. Trong đó, nguy hiểm nhất là sự phai nhạt lý tưởng
cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, mơ hồ, dao động, thiếu
niềm tin; nói trái, làm trái quan điểm, đường lối của Đảng; sa sút ý chí chiến
đấu và tình cảm đồng chí, đồng bào; thậm chí phụ họa theo những nhận thức, quan
điểm sai trái, lệch lạc, tình trạng “cát cứ”, “sứ quân”... chủ nghĩa cơ hội,
phản bội...
Đặc
biệt hiện nay, sự chỉ đạo quyết liệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trên
phương diện này là vô cùng chuẩn xác và mang tầm chiến lược.
Tiếp
tục đổi mới cơ chế vận hành tập trung dân chủ của toàn bộ hệ thống chính trị,
lấy Quốc pháp làm đầu, Đảng cương làm cốt, sự tín nhiệm của Nhân dân làm động
lực và sự cương tỏa kiểm soát. Nắm chắc công tác tổ chức, chỉnh đốn đội ngũ cán
bộ, nhất là cán bộ chiến lược, người đứng đầu hệ thống chính trị các cấp bảo
đảm: trung thành, bản lĩnh, trí tuệ, trong sạch, liêm sỉ, vì Dân và kỷ luật.
Bảo vệ nghiêm nhặt chính trị nội bộ. Ngăn chặn và thải loại kiên quyết những
người tiêu cực, phe nhóm, tham nhũng; trừng phạt nghiêm khắc những người xâm
hại sự đoàn kết thống nhất của Đảng, tha hóa, thoái hóa về chính trị, nhất là
tệ ăn cắp quyền lực, tức tệ “đạo vị”, nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh; thải loại
và trừng trị những kẻ mưu đồ lợi ích nhóm, rắp mưu bè phái, cát cứ trong Đảng,
trừng trị sự bất tuân kỷ luật, đứng trên hoặc đứng ngoài pháp luật và ngoảnh
mặt với Nhân dân.
Hơn lúc
nào hết, lúc này, cần ghi xương khắc cốt rằng, nếu sự thoái hóa, biến chất, tự
chuyển hóa diễn ra tại trung tâm quyền lực của Đảng, của hệ thống chính trị thì
nguy cơ tan vỡ đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa chỉ tính bằng tháng,
bằng năm. Đây là đêm trước của sự tan rã, sụp đổ không tránh khỏi. Đảng Cộng
sản Liên Xô và các “phiên bản” Đông Âu đã cảnh báo nghiêm khắc rõ điều này.
Bài học
thứ hai, với tư cách là “đứa con nòi của giai cấp lao
động” cầm quyền mọi quyền lực, mọi nguồn lực của đất nước và chịu trách nhiệm
trước Nhân dân, phải chăm lo cơ sở chính trị - xã hội của mình: Dân là gốc
nước, thuận theo lòng dân, được Nhân dân ủng hộ…
Kinh
nghiệm lịch sử từ sự tan rã của Đảng Cộng sản Liên Xô và đổ vỡ của Liên bang
Xô-viết càng cho thấy rõ, việc thâu tóm được mọi quyền lực và mọi nguồn lực
quốc gia không khó bằng nắm được và thuận theo lòng dân. Những ai không nắm
được lòng dân, không hành động theo quy luật nhất định thất bại, ngay khi đang
nắm quyền lực.
Với tư
cách là “đứa con nòi” của nhân dân lao động, hơn lúc nào hết, Đảng ta luôn thấu
hiểu và hành động theo phương châm: “Ý Dân là ý trời”, như Chủ tịch Hồ Chí Minh
căn dặn và “Việc nhân nghĩa cốt ở yên Dân”, như tiền nhân truyền lại. Vì, “Dân
là Dân nước, nước là Nước dân”. Đó cơ sở là pháp lý và cũng là đạo lý phải quán
xuyến toàn bộ công việc lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Lòng Dân là Quốc bảo Việt
Nam.
Trái
điều đó, nhất định sẽ thất bại.
Bài học
thứ ba, từ bài học xương máu qua thất bại của Đảng Cộng sản Liên Xô, từ sự tan
rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, phải chủ động vượt qua
chính mình, nắm chắc pháp luật để cầm quyền, vì lợi ích tối cao của đất nước,
vì hạnh phúc của Nhân dân và vì sự trường tồn của dân tộc.
Thực
tiễn lãnh đạo, cầm quyền của Đảng ta chứng thực rằng, sai lầm và khuyết điểm
rất khó tránh, nhưng điều nguy hiểm nhất là không dám thừa nhận sai lầm, khuyết
điểm, đặc biệt là không có quyết tâm chính trị để tránh sai lầm, khắc phục
khuyết điểm. Do đó, hơn bao giờ hết, giữ vững vô điều kiện nguyên tắc
tập trung dân chủ trong toàn bộ đời sống và hoạt động của Đảng; đồng
thời kiên quyết nắm chắc pháp luật để lãnh đạo, cầm quyền. Pháp
luật của Nhà nước và Điều lệ, cương lĩnh của Đảng là hai nhân tố rường cột cầm
quyền. Thiếu dân chủ và dân chủ biến tương là “bà đỡ” của thói nịnh bợ, luồn
lọt, dân túy, cơ hội; buông lỏng kỷ cương là điều kiện tốt cho chủ nghĩa cá
nhân, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa đầu hàng nảy nòi và phát tác trong Đảng,
nhất là ở các cơ quan lãnh đạo cấp cao. Đó là điều cấm kỵ trong toàn bộ công
tác tổ chức và cán bộ.
Đồng thời, quét sạch tận gốc các chứng bệnh: độc đoán,
chuyên quyền, tệ trù dập, trấn áp những ý kiến khác với mình; thói coi thường
tập thể, coi thường cấp dưới, nạn độc quyền chân lý; trân trọng đối thoại và
nâng niu mọi sự phản biện trong khuôn khổ của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
bảo vệ vô điều kiện sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, chống mọi sự đặc quyền
đặc lợi, trước hết trong đội ngũ người đứng đầu các cấp của hệ thống chính trị;
đổi mới cơ chế giám sát quyền lực của Nhân dân một cách đồng bộ, thống nhất và
thực tế bằng pháp luật.
Quốc
pháp, Đảng cương và lòng Dân là
những nhân tố căn bản bảo đảm, kiểm soát và quyết định khuôn khổ toàn bộ hoạt
động của Đảng và hệ thống chính trị.
Toàn bộ
hoạt động của Đảng tiếp tục vì lợi ích tối thượng của đất nước, quyền lợi vô giá
của dân tộc và hạnh phúc thiêng liêng và bất khả xâm phạm của Nhân dân. Đó là
cương lĩnh chính trị đồng thời là cương lĩnh hành động của Đảng lúc này và
trong tương lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét