Thứ Tư, 1 tháng 12, 2021

Phát huy tinh thần trách nhiệm của người cách mạng chân chính

 

“Chỉ những người cách mạng chân chính mới thu hái được…”

điển, mang nặng tinh thần phong kiến cổ đại - dù đã được rửa tội bằng ý chí và ngôn ngữ cách mạng mới lạ…”. Hắn tự suy diễn, quy chụp với kiểu tư biện hết sức hỗn tạp không đâu ra đâu,…

    Sự xuyên tạc này nằm trong quỹ đạo chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, tiếp tục hùa theo cái gọi là chiến dịch “hạ bệ thần tượng”. Nó chỉ có thể làm cho một số độc giả thiếu thông tin, ít kinh nghiệm băn khoăn, dao động… Nhưng cần nói thêm là mặc dù tác giả luôn làm ra vẻ “nghiên cứu sâu sắc” nhưng sự thật lại rất hời hợt, thua xa một số người từ lâu cho rằng Hồ Chí Minh đã đưa chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam trên “cổ xe Nho giáo”…

    Trên hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh bằng trí tuệ phi thường của mình đã tiếp thu được các tinh hoa văn hóa nhân loại một cách có chọn lọc để vận dụng một cách sáng tạo vào những điều kiện cụ thể của đất nước, của dân tộc; không chỉ phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mình mà còn góp phần vào sự nghiệp giải phóng loài người. Người quan niệm: “Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giêsu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta”. Người khuyên: “… chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử, và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin”.

    Hồ Chí Minh là nhà chính trị nhưng còn nhận được nhiều sự ca ngợi về tư tưởng, đạo đức, văn hóa… Thủ tướng Nehru gọi Bác là: “Một vị lãnh tụ xuất sắc đồng thời là một chiến sĩ vĩ đại cho tự do”. Trong một lần hội ngộ, Thủ tướng phát biểu: “... Trong thế giới đầy biến động, xung đột và phân ly, thật sung sướng khi Người đến mang lòng tốt của con người và tình bạn, tình thân ái đã vượt lên tất cả”. Nhà báo, nhà văn Hoa Kỳ Ðây-vít Hăm-bớc-xtơn đã viết: “... Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật kỳ lạ của thời đại này - hơi giống Găng-đi, hơi giống Lênin, hoàn toàn Việt Nam. Có lẽ hơn bất cứ một người nào khác của thế kỷ này, đối với dân tộc của ông, và đối với cả thế giới, ông là hiện thân của một cuộc cách mạng”…

Sinh ra trong gia đình có truyền thống Nho học, Hồ Chí Minh có một quá trình tiếp biến Nho giáo rất căn bản và có hệ thống: Tiếp thu di sản Nho học đến tiếp biến Nho học, tổng hoà giá trị của Nho học với tinh hoa văn hóa nhân loại với tư tưởng dân chủ phương Tây với lý luận Mác - Lênin. Những khái niệm, phạm trù, mệnh đề của Nho giáo được tiếp thu, và trong nhiều trường hợp, được Hồ Chí Minh khẳng định là những phẩm chất mà những người cách mạng, những người cộng sản cần có trong thời đại mới. Điều đó cho thấy, trong quan niệm của Người, mặt giá trị, tính thời đại của Nho giáo là rất lớn. Người còn tiếp thu và thực hành một số nguyên tắc tư duy coi trọng tính chủ thể của con người; coi trọng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức; coi trọng các nguyên tắc tu nhân, nhập thế, dĩ thân vi giáo, v.v... Ví dụ về phương thức tiến hành công tác tư tưởng, Người từng nói với lãnh đạo Quốc tế Cộng sản: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.

    Điều cần nhấn mạnh là Hồ Chí Minh luôn nắm vững quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử. Theo Người: “Không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ… Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý… Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm… Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm”…Đối với Nho giáo, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng, song những điều hay trong đó thì ta nên học”. Cùng với Nho giáo, trên bình diện tư tưởng, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều mặt gần gũi, gặp gỡ với giáo lý Phật giáo. Người khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như bóng với hình, tuy hai mà một”. Bác thường khuyên dạy đảng viên và cán bộ: “Càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin bao nhiêu thì càng phải coi trọng những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cha ông bấy nhiêu”.

    Các nhà báo nước ngoài từng tiếp xúc với Hồ Chí Minh đều nhận xét: Trong văn hóa Hồ Chí Minh có chất “uymua” Anh, chất lịch thiệp, trang nhã Pháp, chất thâm thuý, hàm súc của các nhà hiền triết phương Đông… Và điều đáng nói là những gì đẹp đẽ của nhân loại đã hội tụ, hòa quyện với cái gốc văn hóa truyền thống dân tộc, tạo thành một nhân cách văn hóa vừa bình dị, thanh cao vừa sắc sảo, mới mẻ đầy lý thú. Nhà thơ Xô viết, Ôxíp Mandenxtam lần đầu gặp Người vào cuối năm 1923 đã cảm nhận rất đúng đắn: “Từ Nguyễn Ái Quốc đã toả ra một nền văn hoá, không phải văn hoá châu Âu, mà có lẽ là văn hoá của tương lai…”. Chính vì thế, Hồ Chí Minh đã được Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam. Như vậy, sau Nguyễn Trãi và Nguyễn Du, Hồ Chí Minh là người Việt Nam tiếp theo có được vinh dự to lớn này. Đây chính là sự ghi nhận của cộng đồng thế giới đối với những đóng góp hết sức lớn lao của Người không chỉ đối với dân tộc Việt Nam, mà còn đối với nhân loại.

    Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh xứng đáng là người học trò hết sức xuất sắc của Lênin. Người rất xứng đáng với điều mà Lênin đã từng nói: “Chỉ những người cách mạng chân chính mới thu hái được những hiểu biết quý báu của các đời trước để lại”./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét