Để đấu tranh, từng bước đẩy lùi hiện tượng phản giá trị, “ngụy giá trị” ra khỏi đời sống xã hội cần sự vào cuộc của các cấp các ngành và toàn thể nhân dân. Trong đó cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản như:
Thứ
nhất, xây dựng thế giới quan khoa học cho mỗi cán bộ, đảng viên
và nhân dân. Cung cấp cho họ những tri thức nền tảng mang tính khách quan, khoa
học về tự nhiên, xã hội và con người. Bởi khi con người thiếu tri thức, thiếu
niềm tin vào cuộc sống, bất lực, bi quan trước thực tại, họ thường tìm đến
những hiện tượng tâm linh, thần bí để mong được giải thoát, an ủi. Trong tình
thế đó, con người rất dễ lầm tưởng, tin vào những điều không có thật, phi giá
trị.
Việc xây dựng, hình thành thế giới quan khoa học phải được tiến
hành thường xuyên với nội dung giáo dục cụ thể, hữu ích, sát hợp với từng đối
tượng. Phát huy vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục,
rèn luyện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người, nhất là với thế hệ trẻ
để ngay từ nhỏ các em được trang bị tri thức, vốn văn hóa cần thiết để phân
biệt được phải trái, đúng sai, tốt xấu, biết đấu tranh, phản bác các hiện tượng
“ngụy giá trị”, các hành vi sai trái, giả chân, bảo vệ cái đúng, cái tốt, cái
đẹp trong cuộc sống.
Xây dựng thế giới quan khoa học là công việc thường xuyên, lâu
dài, là trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành và là công việc hằng ngày của
mỗi người để không ngừng tự hoàn thiện mình. Trong bối cảnh phức tạp hiện nay
với thông tin thật giả, tốt xấu đan xen, khó phân biệt, việc tăng cường thế
giới quan khoa học, nhất là tinh thần biện chứng, duy vật, khách quan của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, gắn lý luận với thực tiễn là việc làm
cần thiết, có ý nghĩa.
Thực tiễn là tiêu chuẩn, thước đo của chân lý, là cơ sở của nhận
thức. Vì thế cần gia tăng niềm tin của nhân dân vào công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội; vững tin vào chế độ, vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước. Để có sự thống nhất, đồng thuận trong nhận thức
trong toàn xã hội, tạo sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, cần phải tôn vinh những
giá trị đúng, những hành động đẹp, tạo điều kiện cho cái tốt nảy sinh, lan toả,
đồng thời cái xấu, cái ác phải bị lên án, đẩy lùi, tạo niền tin vững chắc trong
nhân dân.
Thứ hai, xây
dựng môi trường sống lành mạnh, nhân văn, khoa học với những giá trị văn hóa
truyền thống được phát huy. Không ngừng tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đề
cao tinh thần, ý thức trách nhiệm cá nhân trước cộng đồng; tinh thần thượng tôn
pháp luật; tinh thần dân chủ trong đối thoại, tranh luận khoa học; tính minh bạch
trong thông tin, chuẩn mực trong lối sống…
Thực hành tốt tinh thần nêu gương của các thế hệ đi trước với
những chuẩn mực trong ứng xử, giao tiếp, quan hệ xã hội; trong đạo đức, lối
sống. Biểu dương, khen thưởng những tấm gương tiêu biểu, những lời nói, hành
động, nghĩa cử cao đẹp của con người với phương châm “lấy cái đẹp, dẹp cái
xấu”. Lan toả những giá trị tích cực, những thông điệp nhân văn, truyền cảm
hứng tích cực và định hướng con người đến những điều tốt đẹp.
Môi trường văn hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc
giáo dục, hình thành tri thức, đạo đức, lối sống tích cực cho con người. Chính
trong không gian của gia đình, nhà trường, xã hội với những giá trị nhân văn
được thực thi sẽ mang đến cho thế hệ trẻ những bài học kinh nghiệm, vốn sống,
vốn tri thức cần thiết, tạo sức đề kháng và tấm màng lọc quan trọng để họ chủ
động tiếp nhận những giá trị mới, đồng thời đẩy lùi những hiện tượng phản giá
trị, phản nhân văn ra khỏi đời sống cộng đồng.
Thứ
ba, nâng cao năng lực quản lý của cơ quan chức năng trong việc
hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật, xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ,
đồng bộ, hiện đại, đảm bảo môi trường tự do, dân chủ, minh bạch với những thông
tin chính thống, chính xác, kịp thời để định hướng, củng cố niềm tin xã hội của
công chúng. Hình thành thói quen ứng xử văn minh, lịch sự nơi công cộng cũng
như trên không gian mạng. Tăng cường quản lý thông tin, hình ảnh trên mạng xã
hội. Các cơ quan thông tấn, báo chí trước khi cung cấp thông tin, hình ảnh cho
công chúng cần có sự thẩm định, biên tập kỹ về nội dung, hình thức, tránh đưa
những thông tin thiếu kiểm chứng, sai lệch, gây hoang mang, bức xức dư luận, để
cho các thế lực xấu lợi dụng, lái vấn đề, câu chuyện theo hướng bất lợi, ảnh
hưởng đến tình hình an ninh, chính trị, xã hội của đất nước.
Phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân lợi
dụng tự do dân chủ, tự do ngôn luận để truyền bá những tư tưởng sai trái, có
nội dung xuyên tạc, “ngụy giá trị” để lừa dối, lôi kéo người dân nhằm mục đích
vụ lợi. Phát huy tinh thần chủ động, tích cực của quần chúng trong phát hiện
những hiện tượng sai trái để có biện pháp xử lý kịp thời, mang tính cảnh tỉnh,
răn đe, hướng đến xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, khoa học, nhân văn với
những giá trị tốt đẹp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét