Thứ Hai, 3 tháng 1, 2022

CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG & NHÂN ĐẠO CỦA NHÀ NƯỚC TA LÀ VÌ SỰ HOÀ HỢP DÂN TỘC!

     Sau ngày thống nhất, 30/4/1975, có khoảng 200.000 trong tổng số hơn 1 triệu người thuộc diện ra trình diện (viên chức, sĩ quan, binh lính, cảnh sát... chế độ cũ) phải đi học tập cải tạo. Đa số đi vài tuần đến vài tháng, các tướng lĩnh cao cấp chế độ cũ nhưng thành tâm hoà hợp, không có dấu hiệu tội phạm chiến tranh được phóng thích sau vài ngày, một số ít ngoan cố chống đối hoặc đã có bằng chứng gây tội ác chiến tranh nghiêm trọng (khoảng 40.000 người) bị đưa đi học tập cải tạo trong các khu trung tâm cải tạo, rất ít (khoảng vài ngàn) phải tập trung cải tạo trên 5 năm. Cá biệt có một số trường hợp ngoan cố chống đối, kích động nổi loạn bị giam giữ đến 17 năm.

Trả lời chất vấn của nhóm phóng viên và nghị sĩ Pháp trong chuyến điều tra cuối thập niên 80 về việc đã đưa vào "trại cải tạo" những người từng thuộc chế độ cũ, có ý "phân biệt đối xử", Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói thẳng:

"Những khu trại mà các vị gọi là trại cải tạo, là sự thể hiện cực kỳ nghiêm túc quan điểm nhân quyền của chúng tôi... Những người này, những người đã phạm phải những tội ác tày trời chống lại đất nước, những người mà nếu ở những nước khác, mà chính quý vị ở đây (các nghị sỹ, nhà báo Pháp) ngay sau khi được giải phóng khỏi Đức Quốc xã, biết chuyện gì đã xảy ra (Pháp đã x-ử t-ử ít nhất 10.500 người từng cộng tác với Đức sau khi được quân Đồng Minh giải phóng năm 1945)... Những người này được cho cơ hội trở lại làm một công dân bình thường, tham gia vào cộng đồng cả nước như bao người. Các vị còn đòi hỏi gì nữa?"

Do quân Giải phóng tiến quá nhanh, Mỹ không kịp tiêu hủy số tài liệu ở trung tâm đăng kiểm của Bộ chỉ huy Viện trợ quân sự Mỹ ở Nam Việt Nam (MACV), trong đó là lý lịch trích ngang, thành tích tố cộng, d.iệt cộng của nhiều sĩ quan chế độ cũ. Rõ ràng, chính quyền mới đã quá nhân đạo, bởi vì họ có đầy đủ khả năng khép tội t.ử h.ình các sĩ quan, viên chức chế độ cũ phạm các tội á.c chiến tranh, không hề có cuộc x.ử t.ử nào vì lý lịch...


     Thông tin thêm:

* Pháp sau khi giải phóng khỏi Đức Quốc xã, theo các số liệu khác nhau đã xử tử từ ít nhất 10.500 đến 105.000 người Pháp từng làm tay sai (cộng tác) với Đức; bắt giữ, tước quyền công dân hàng trăm ngàn người khác. Gái đ.iếm phục vụ lính Đức bị cạo tóc, xịt sơn, diễu phố...

* Hà Lan đã giam khoảng 60.000 người từng hợp tác với Đức Quốc xã; Đan Mạch, Bỉ và Na Uy mỗi nước cũng đã bắt giam hàng chục nghìn người cộng tác với Đức. Các nước Na Uy, Đan Mạch và Hà Lan đã khôi phục án t.ử h-ình để thanh trừng dân tộc sau Thế chiến II, sau hàng chục năm vốn không áp dụng. Con số không thống kê được.

* Danh sách người bản xứ bị chính quyền mới x-ử t-ử, bắt giam ở các nước Đông Âu, Châu Phi, Châu Á (Trung Quốc, Triều Tiên gồm cả Hàn Quốc, Miến Điện, Indonesia, Malaysia, Philippines...) vì từng cộng tác với phe trục không thể tính hết. Mỹ cũng từng ra tu chính án loại ra ngoài đời sống chính trị những người Mỹ có quan hệ huyết thống, gia đình với người Đức - Ý - Nhật. Trong Thế chiến II, để phòng xa, người Mỹ đã gom tất cả công dân Mỹ gốc Nhật vào trong các trại tập trung ở sa mạc bất kể quan điểm chính trị, duy trì sự phân biệt đối xử suốt thời gian dài; con cháu họ vẫn đang đi tìm lời xin lỗi từ chính phủ Mỹ. Còn tại Hàn Quốc hiện nay, Trung tâm Sự thật và Công lý Lịch sử (CHTJ) đã lập ra 1 danh sách 4.389 người từng cộng tác với Nhật để xét lý lịch với con cháu của họ, ngăn việc hậu duệ tay sai Nhật phủi sạch tội lỗi cha ông, tẩy sạch quá khứ, leo cao trèo sâu vào đời sống chính trị nước này./.

Ảnh: Một trại cải tạo điển hình.

Yêu nước ST.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét