Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2022

LIÊN XÔ TAN RÃ VÀ BÀI HỌC VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM!

     Hơn 20 ngàn đảng viên đã làm nên cuộc cách mạng vĩ đại, 5 triệu đảng viên là nòng cốt chiến thắng phát xít Đức. Nhưng năm 91 hơn 20 triệu đảng viên không giữ nổi đảng cộng sản Liên Xô. Nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ David Code có một câu nói có thể gọi là “đúng tim đen”: Đảng Công sảnLiên Xô là chính đảng duy nhất làm giàu trong tang lễ của chính mình.


👉 Việt Nam rút ra được bài học gì qua sự sụp đổ của Liên Xô?

Trước khi liên xô sụp đổ cả hệ thống truyền thông Xô Viết bới bèo ra bọ tấn công vào những sai phạm các nhà máy sản xuất nền công nghiệp sản xuất Liên Xô, nhất là vấn đề lương thực và công nghiệp nặng, xúi dục công nhân đình công làm tình trạng ngưng trệ sản xuất trên nhiều nơi thuộc đất nước Liên Bang Xô Viết. Tất nhiên có làm có sai phạm nhưng kiểu đuổi cùng g.i.ế.t tận nó có cái gì giống với tình hình báo chí hiện nay ở ta.

Ngược lại truyền thông Xô Viết lại hướng ứng phong trào Tây hóa, hàng loạt các hãng thời trang Tây Âu, các cửa hàng thức ăn đồ uống và những mặt hàng xa xỉ bắt đầu du nhập tràn đầy thị trường Xô Viết, lúc đó người dân mới bắt đầu sự so sánh và ánh hào nhoáng của phương Tây.

Hàng hóa trong nước sản xuất bị ngưng trệ, các đồ điện gia dụng và vật liệu công nghiệp không thể cạnh tranh với mặt hàng phương Tây, tình trạng sản xuất bị ngưng trệ đời sống nhân dân tũng quẫn, lúc đó truyền thông báo chí luôn xem phương Tây hình mẫu cần phải làm theo, tình trạng người dân mất lòng tin vào chế độ Xô Viết giảm rõ rệt, và tất yếu cái gì cũng tới. Đầu tiên là công nhân bỏ bê sản xuất để biểu tình, rồi tới người dân cũng hưởng ứng theo khiến cho nền kinh tế không thể tự đáp ứng trước được nhu cầu tối thiếu của đất nước.

Phương Tây lúc đó như một người hùng chìa bàn tay của họ ra, những khoản viện trợ mang viên đ.ạ.n bọc đường mà lãnh đạo Liên Xô thời đó không đủ tỉnh táo để hiểu, tất nhiên phụ thuộc kinh tế ắt phụ thuộc lẫn chính trị và ngày đó cũng đã tới. Đó là sự sụp đổ trên toàn Liên Bang Xô Viết. Một nỗi mất mát của nhân loại. Thời điểm đó một nhà nghiên cứu phương Tây đã từng nói:

“Chỉ có đảng cộng sản liên xô là đảng duy nhất làm giàu trên đám tang của mình”.

Chỉ với mấy chục ngàn đảng viên họ đã làm nên cuộc cách mạng tháng 10 vĩ đại, có với 4 triệu đảng viên họ đã làm nên cuộc chiến tranh vệ quốc cứu cả Châu Âu. Nhưng tới năm 90 với hơn 20 triệu đảng viên nhưng không ai muốn cứu Liên Xô sụp đổ.


👉 Bài học cho Việt Nam.

Quay trở lại vấn đề Việt Nam trong những năm gần đây sự bắt tay của truyền thông với các tập đoàn tư bản trong và ngoài nước, nhằm thổi phòng bóp nghẹt nền kinh tế sản xuất trong nước. Chiêu bài của họ không khác thời kỳ Liên Xô là mấy, khi tìm cách những sai lầm của quá khứ để kích động dư luận hiện tại.

Cụ thể vụ nước mắm “nhiễm chì” khiến hàng loạt hệ thống cơ sở sản xuất nông dân vùng duyên hải miền trung bị phá sản hàng loạt, nền kinh tế sản xuất tiểu thu công một trong những phương thức sản xuất quan trọng của đất nước bị đe dọa.

Vụ thứ hai, đánh vào fomosa một nhà đầu tư đang làm chủ ngành sản xuất thép quan trong của nước nhà. Lợi dụng sự cố môi trường biển hàng loạt báo chí tập trung về Hà Tĩnh, nhưng thay vì định hướng dư luận thì họ lại tạo dư luận dậy sóng gây phước tạp tình hình trên địa bàn, những vụ kích động chặn xe đường huyết mạch giao thông. Kích động người dân biểu tình trên diện rộng, làm giảm sút uy tín của nhà đầu tư nước ngoài vào một khu vực vừa phát triển non trẻ.

Vụ thứ ba, đánh mạnh vào các hình thức sản xuất nhỏ lẻ của người nông dân, khiến cho người dân lao đao không thể nào tìm được đầu ra cho nền sản xuất hàng hóa nhỏ, vụ cafe vừa qua có mùi manh nha của báo chí, vụ dùng chổi quét rau khiến hàng loạt nông dân lao đao vì hàng hóa không ai mua.


👉 Việt Nam rút ra được bài học gì qua sự sụp đổ của Liên Xô?


💥 Về chính trị.

Báo chí tập trung xoáy sâu vào những tiêu cực của chính quyền và người dân, tạo thành hai thế đối đầu, người dân luôn xem chính quyền như kẻ thù. Thay vì tìm cách hạ nhiệt vấn đề, thì báo chí chính là người đổ thêm dầu vào lửa. Vô hình trung họ biến chính quyền là kẻ thù của nhân dân, đánh trực tiếp vào sự uy tín của Đảng đối với niềm tin của nhân dân, khi người dân mất niềm tin vào Đảng lãnh đạo của Đảng đối với quần chúng.

Tập trung xoáy vào những tiêu cực của một số bộ phận quan tham biến chất, vơ đũa cả nắm cố biến một chính quyền cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, thành một chính quyền tham nhũng, cửa quyền, vơ vét trong mắt người dân. Chưa dừng lại ớ đó một số báo chí còn cố tình suy diễn công cuộc chống tham nhũng của Đảng ta là cuộc đấu đá nội bộ, điển hình tờ thanh niên và Tuổi trẻ.

Đó chưa kể tới rất nhiều nhà báo hiện nay cộng tác cấu kết đắc lực với truyền thông chống phá nước ngoài và những thành phần chống đối trong nước, nhằm tung hứng trong đánh ngoài hô công kích trực tiếp vào hệ thống lãnh đạo của Đảng.


💥 Về bình diện quốc tế.

Ca ngời hình mẫu phương Tây, đòi cải cách thể chế nhưng thực chất dưới chiêu bài núp bóng “đa đảng đa nguyên” đòi lập hội lập phường đế cạnh tranh trực tiếp với đảng. Xem hình mẫu xã hội chủ nghĩa là sai lầm cẩn phải loại bỏ.

Công kích trực tiếp vào những nước có cảm tình và ân nghĩa với nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Xem những nước thân cận với Việt Nam như Triều Tiên, Cu Ba hay Nga là những nước độc tài, cần phải loại bỏ. Cứ đọc trên báo chí hiện nay thì hệ thống báo chí Việt Nam không khác gì một cái loa rẻ tiền cho phương Tây. Vô hình chung đánh mất hình ảnh một Việt Nam kiên cường trong mắt bạn bè những nước đã từng giúp đỡ mình, gây khó khăn cho Việt Nam trên bình diện ngoại giao quốc tế.


💥 Nhìn lại bài học Liên Xô về từng lớp đặc quyền cán bộ.

Chúng ta cùng nhìn lại quá trình sự ra đời và thoái trào của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sẽ rõ hơn vấn đề này. Khi mà bắt đầu xây dựng nhà nước Xô Viết những cán bộ đảng viên Xô Viết họ luôn có một mục tiêu là đấu tranh cho tầng lớp nhân dân lao động nghèo khổ, lý tưởng giai cấp vô sản của loại người.

Thời kỳ đầu quan dân cũng như nhau không phân biệt sang hèn cùng nhau đồng cam cộng khổ đem cách mạng tháng 10 đến thắng lợi.

Sau khi cách mạng thành công, Lê Nin bắt đầu chẩn chỉnh đốn Đảng gặt hái được nhiều thành công. Năm 1918, chính quyền Xô Viết gặp phải một cuộc khủng hoảng lương thực. Tại một cuộc họp của UBND, Churuva lúc đó đang là Ủy viên nhân dân phụ trách vấn đề lương thực, bất ngờ bị ngất xỉu. Người ta phải khẩn cấp điều bác sĩ đến khám. Khám xong, bác sĩ kết luận, Churuva bị ngất xỉu do đói!

Là quan chức cao nhất phụ trách vấn đề lương thực của chính quyền Xô Viết, Churuva nắm trong tay quyền điều động hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu tấn lương thực, nhưng lại không giữ cho riêng mình số thực phẩm đủ để no bụng.

Ngay sau đó, Lenin kiến nghị xây dựng nhà ăn điều dưỡng để bảo đảm cho những đồng chí đang ngày đêm lo lắng cho nhân dân được no. Điều này hoàn toàn đúng và không có gì phải bàn cãi.

Thời Lê-nin mọi cán bộ làm việc vì dân phục vụ, tất cả vì nhân dân là chính, không màng tới lợi ích cho bản thân đó cũng là tiền đề cho sự lớn mạnh của Liên Xô sau này nhất là trong cuộc kháng chiến vệ quốc.

Cho tới mãi thời Brezhnev tình trạng tham nhũng tại Moscow và các nước cộng hòa thuộc Liên bang ngày càng nghiêm trọng. Lợi ích tư bản thân hữu hình thành, việc đem con em cán bộ quan chức vào bộ máy Xô Viết đã không còn lén lút như trước và ngày càng trắng trợn hơn. Cũng từ đây dấu hiệu bảo về cho một Liên Xô sụp đổ đang dần hình thành.


💥 Việt Nam cần tránh những bài học như Liên Xô.

Rõ ràng, ở Việt Nam ngày nay lợi ích tư bản thân hữu đã hình thành trong bộ máy cơ quan nhà nước, đối với những người có chức có quyền. Những vụ đại án được khui ra đã gióng lên hồi chuông cảnh bảo về điều này.

Đối với dân thường không bao giờ làm được việc đó, chỉ có những cán bộ đảng viên, những thân quen họ hàng những quan chức mới đủ quyền hành làm những việc trái pháp luật đó. Có những nơi những công ty tập đoàn nghe cái tiếng rất kêu, làm ăn rất phát đạt, nhưng đứng sau đó không phải là những doanh nghiệp, mà là một quan chức, họ sử dụng mối quan hệ, quyền lực để thâu tóm những dự án thuộc các đơn vị nhà nước về cho người nhà mình hưởng lợi.

Tình trạng quan chức con cha cháu ông đầy rẫy trong các bộ máy công quyền.

Nếu bạn đi từ Hà Giang nơi địa đầu Tổ Quốc tới khắp các tỉnh thành trên cả nước chắc chắn rằng đi đâu cũng có những cô ấm cậu chiêu, những vị quan chức đi lên từ bố mẹ ông bà, bổ nhiệm kiểu ăn xổi trước lúc về hưu kiếm cho con em mình một suất, trong khi con em nông dân có thi bạc mặt cũng khó kiếm được suất biên chế.

Không chỉ mỗi Hà Giang mà ở bất kỳ đâu cũng vậy, chính quyền nó như một gia tộc mà có nơi ba thế hệ cùng làm quan lãnh đạo, cả nhà làm trong một ủy ban cơ quan nhà nước. Thì khó mà nói rằng sự “Vô tư công chính liêm minh”, cũng khó thuyết phục được người dân rằng anh đi lên từ năng lực.

Tất nhiên họ sẽ mĩ miều bằng những ngôn từ “năng lực đúng quy trình”, nhưng thử hỏi tại sao những quy trình đó lại thường rơi vào con em cán bộ, mà không bao giờ rơi vào những con em dân đen? Đó là lối tư duy ngụy biện của nhiều quan chức ngày nay tiến thân không phải vì năng lực.

Khi sự giàu lên của quan chức trái ngược với sự phát triển của nhân dân.

Có một thời mà cán bộ làm thịt một con gà cũng phải kín tiếng, vì sợ hàng xóm dị nghị là ăn cắp công quỹ để cho gia đình sung túc. Từng có một thời mà con em ở khu tập thể cán bộ không dám mặc chiếc áo mới may ra đường, vì bố nó chỉ là chủ nhiệm cửa hàng. Đã có một thời như thế.

Còn ngày nay thì lại khác, mặc cho dân tình những nơi trẻ em không có một tấm áo lành để che thân thì ngược lại cán bộ lại sống phè phỡn trong khi người dân đang đói khổ. Những biệt phủ những nhà lầu nguy nga tráng lệ, khi bị phán ánh người ta giải trình bằng những từ ngữ đến trẻ con lớp 5 cũng phải bật cười “Tôi buôn chổi đót, nhà của nhà mẹ tôi 70 tuổi bán rau ở Hà Tĩnh, hay tôi chạy xe ôm khi còn trẻ”.

Không ai bắt quan chức phải nghèo khi đời sống đã được nâng lên, nhưng giàu có không minh bạch là hố chôn sự uy tín của cán bộ trong con mắt quần chúng nhân dân. Không ai phải bắt cán bộ phải sống trong cảnh thiếu thốn, nếu vậy không ai làm cán bộ.

Nhưng cái nào cũng có giới hạn chừng mực, trong khi anh ở nhà lầu biệt phủ mà đại đa số người dân đang úp mặt trên cánh đồng để kiếm bữa đói bữa no là điều phán cảm. Chính cuộc sống sang sảnh, cách biệt với sự vất vả mưu sinh của số đông người dân đã khiến những quan chức bị dân ghét khi họ ghét quan chức chắc chắn họ sẽ không ưa chế độ, bởi họ sẽ nghĩ rằng chế độ ta dung dưỡng cho những tên quan kiểu đó. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã từng phát biểu.

“Những “ông quan” nói một đằng, làm một nẻo, kêu gọi người khác tiết kiệm trong khi bản thân xa hoa, lãng phí, chi dùng bằng tài sản, công quỹ nhà nước, bằng tiền thuế của dân, cờ bạc, tiệc tùng vô độ… thì chẳng những không làm gương được, mà còn làm mất uy tín của Đảng, mất niềm tin trong nhân dân”.

Làm sao người dân có thể tin một ông quan lúc nào mồm cũng lem lẻm là công bằng dân chủ văn minh khi cả họ cùng làm quan. Làm sao có thể động viên người dân đi lính ra trận khi mà quan chức toàn biệt phủ nhà lầu sang trọng. Ngay bản thân tôi cũng đếch ra trận vì biết rằng quyền lợi cuối cùng cũng chỉ là nằm trong tay một số người và dân đen bao giờ cũng khổ.

Sinh thời Hồ Chủ tịch người sáng lập Đảng ta đã từng nói “Chúng ta tưởng rằng chúng ta được quý trọng vì có áo đẹp mặc, trong khi bao nhiêu đồng bào đang mình trần rét run trong thành phố và các vùng quê”. Đó là đức tính giản dị Một đời vì nước vì dân, nhưng chính những thế hệ sau này lại thoái hóa biến chất là cho người dân mất niềm tin vào chế độ.

Cũng giống như Liên Xô, khi chúng ta giành được chính quyền, thì bắt đầu manh nha xuất hiện những lợi ích cho bản thân, mà quên đi lợi ích tập thể của nhân dân. Nếu không tự chẩn chỉnh răn dạy mình, loại khỏi bộ máy những quan chức cơ hội biến chất, chúng ta rồi cũng sẽ tự đào hố chôn mình cũng chính như Liên Xô trước đây./.

Yêu nước ST.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét