Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2022

Nắm vứng vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc dưới chủ nghĩa xã hội làm cơ sở để thực hiện tốt công tác dân tộc trong tình hình hiện nay


          Hiện nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo hai nghĩa phổ biến nhất, thứ nhất khái niệm dân tộc theo nghĩa quốc gia dân tộc, là một cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước.

Dân tộc hay quốc gia - dân tộc là cộng đồng chính trị xã hội được hình thành ổn định và lâu dài trong lịch sử, chịu sự chỉ đạo bởi một nhà nước trong một quốc gia như: dân tộc Việt Nam, dân tộc Trung Hoa, dân tộc Anh, dân tộc Đức…Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, các cộng đồng tộc người cùng sống trên một địa bàn lãnh thổ, do nhu cầu tồn tại và phát triển, có mối quan hệ với nhau đã đi tới thành lập các quốc gia - dân tộc, bao gồm: địa bàn sinh sống của một hay nhiều tộc người. Ở phương Tây, quá trình này gắn liền với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản và sự hướng tới thành lập các quốc gia - dân tộc độc lập. Dân tộc hiểu theo nghĩa quốc gia gồm những đặc trưng chủ yếu sau:

           Chịu sự quản lý của một nhà nước; nhà nước - dân tộc đó phải là một nhà nước độc lập;

 Có lãnh thổ chung ổn định, là địa bàn cư trú của cộng đồng dân tộc. Vận mệnh dân tộc - một phần rất quan trọng gắn với việc xác lập và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ;

 Có chung phương thức sinh hoạt kinh tế, là liên kết tự nhiên, chặt chẽ, bền vững của cộng đồng dân tộc;

 Có ngôn ngữ chung, làm công cụ giao tiếp trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, tình cảm…;

 Có chung một nền văn hóa, thể hiện qua tâm lý, tính cách phong tục, tập quán…tạo nên bản sắc riêng của cộng đồng dân tộc. Thứ hai, khái niệm dân tộc - tộc người: Là một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng, văn hóa có những đặc thù; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc; kế thừa phát triển cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân cư cộng đồng đó.

          Nâng cao nhận thức về khái niệm dân tộc nêu trên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc. Nắm vững những đặc trưng của dân tộc để tránh những hạn chế của việc ra chính sách trung tính, chính sách chung chung, không có con người, vùng miền cụ thể. Chính sách phù hợp sẽ góp phần củng cố, tăng cường sự thống nhất quốc gia trên nền tảng kinh tế, thúc đảy sản xuất hàng hóa phát triển, mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng; củng cố và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Đồng thời nắm vững đặc điểm dân tộc để ban hành những chính sách phù hợp, mang tính đặc thù cho từng dân tộc, tạo điều kiện cho từng dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số, phát triển gắn với sự phát triển chung của cả cộng đồng.

Theo đó, vấn đề dân tộc là: Đó là những mâu thuẫn xung đột trong thực hiện các quyền cơ bản như quyền tự quyết đường lối chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội… của các tộc người trong quốc gia hoặc giữa các quốc gia với nhau. Ví dụ trình độ phát triển không đồng đều giữa DTTS và người Kinh ở Việt Nam và một số nước trên thế giới hoặc sự can thiệp của Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch với một số nước ở Châu Mỹ la tinh… Giải quyết vấn đề dân tộc dưới CNXH: Thực hiện bình đẳng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội trong quốc gia hoặc thực hiện hòa bình hợp tác, phát triển giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới để không có mâu thuẫn, xung đột dân tộc. Đây cũng chính là xu hướng của các nước trên thế giới hiện nay, luôn coi trọng, đề cao vấn đề bình ổn trong nội tộc để làm cơ sở vững chắc cho quá trình hội nhập 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét