Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2022

Nắm vững vấn đề tôn giáo là cơ sở hoạch định chính sách tôn giáo


Mặc dù vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều nhưng các nhà khoa học và nhà quản lý thống nhất một nhận định chung:

Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào một hiện tượng, lực lượng, một điều gì đó và thông thường để chỉ niềm tin tôn giáo.

Tín ngưỡng là khái niệm dùng để chỉ những hiện tượng tôn giáo xuất hiện trong thời kỳ công xã thị tộc; bộ lạc; những hành vi cúng tế trong dân gian, sùng bái đa thần, không tuân theo một nghi thức nhất định (tùy theo từng vùng, từng phong tục địa phương có những nghi lễ khác nhau); không có giáo chủ/ người khai đạo, không có giáo lý, giáo luật và không có tín đồ, hoạc tín đồ không ổn định

 Tôn giáo thường được hiểu là một trong những hình thức của tín ngưỡng, tôn giáo bao gồm các yếu tố sau: Hệ thống giáo lý; giáo luật, lễ nghi; các chức sắc, tổ chức giáo hội; vật chất phục vụ cho các hoạt động tôn giáo và các tín đồ.

Tôn giáo là khái niệm dùng để chỉ các loại hình tôn giáo nhất thần/độc thần đã được thể chế hóa bằng các tổ chức gọi là giáo hội (giáo hội phật giáo, Công giáo…) được hình thành khi xã hội bắt đầu phân chia thành giai cấp; có giáo chủ/người khai đạo; có hệ thống giáo lý, giáo luật và nghi lễ chặt chẽ; có tín đồ trên sổ sách quản lý của giáo hội.

Đối lập với tín ngưỡng, tôn giáo, có một loại hình chúng ta cũng cần nhận biết: Mê tín dị đoan là hiện tượng xã hội tiêu cực đã xuất hiện từ lâu và còn tồn tại ở xã hội hiện đại. Trên thực tế mê tín dị đoan thường xen vào các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Xác định hiện tượng này chủ yếu dựa vào biểu hiện và hậu quả tiêu cực của nó.

  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét