Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2022

Các dân tộc thiểu số cư trú trên địa bàn có giá trị chiến lược


Các dân tộc thiểu số chủ yếu cư trú ở miền núi, chiếm ¾ diện tích cả nước. Đây là khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế to lớn mà trước hết là tiềm lực về tài nguyên rừng và đất rừng. Không những thế, miền núi còn có vai trò đặc biệt quan trọng về môi trường sinh thái đối với cả nước như điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn nước, bảo vệ lớp đất màu trong mùa mưa lũ.

Vị trí chiến lược quan trọng của miền núi đã được thực tế lịch sử khẳng định. Từ xưa đến nay, các thế lực bên ngoài đều sử dụng địa bàn miền núi để xâm lược, xâm nhập, phá hoại sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam.

Rừng núi đã từng là căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, Nhật, Mỹ. Trong giai đoạn hiện nay, miền núi - biên giới là thành lũy vững chắc của Tổ quốc, là địa bàn chiến lược về quốc phòng - an ninh trong bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, chống âm mưu xâm nhập, gây bạo loạn, lật đổ, bảo vệ sự nghiệp hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Ở vùng biên giới, một số dân tộc có quan hệ đồng tộc với dân tộc của các nước láng giềng, nên khách quan có nhu cầu thăm thân, mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc ở hai bên biên giới. Bởi vậy chính sách dân tộc của Đảng nhà nước Việt Nam không chỉ vì lợi ích các dân tộc thiểu số mà còn vì lợi ích của cả nước, không chỉ còn là đối nội mà còn là đối ngoại, không chỉ vì kinh tế - xã hội, mà cả về chính trị, quốc phòng, anh ninh quốc gia. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét