Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2022

Các dân tộc ở Việt Nam cư trú phân tán, xen kẽ nhau làm cơ sở để giao lưu, học hỏi, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau

 


Ở một số vùng nhất định có dân tộc cư trú tương đối tập trung. Song nhìn chung các dân tộc Việt Nam sống xen kẽ nhau, không có lãnh thổ riêng biệt như một số nước trên thế giới. Địa bàn cư trú của người Kinh chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và trung du; còn các dân tộc ít người cư trú chủ yếu ở các vùng miền núi và vùng cao, một số dân tộc như Khơ me, Hoa, Chăm sống ở đồng bằng. Các dân tộc thiểu số có sự tập trung ở một số vùng, nhưng không cứ trú thành những khu vực riêng biệt mà xen kẽ với các dân tộc khác trong phạm vi của tỉnh, huyện, xã  và các bản, mường. Hiện nay, hầu như không có một đơn vị hành chính xã, huyện, tỉnh, nào ở vùng dân tộc thiểu số chỉ có một dân tộc cư trú. Nhiều tỉnh có tới trên 20 dân tộc cư trú như Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Lâm Đồng... Phần lớn các huyện có từ 5 dân tộc trở lên cư trú. Nhiều xã, bản, mường có tới 3 đến 4 dân tộc cùng sinh sống.

Việc cư trú đan xen giữa các dân tộc, tạo điều kiện để các dân tộc giao lưu phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, nhưng cũng rất dễ nảy sinh các vấn đề mất ngôn ngữ, văn hoá, phân hoá giàu nghèo, tranh chấp đất đai, tài nguyên, gia tăng các tệ nạn xã hội, tiềm ẩn xung đột dân tộc. Ngày nay, tình trạng cư trú xen kẽ của các dân tộc chủ yếu dẫn tới sự giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc cũng như sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, càng có thêm điều kiện đoàn kết và hòa hợp giữa các dân tộc anh em.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét