Những năm nửa đầu của thế kỷ XX đã có rất nhiều tranh cãi liên quan đến hai trường phái nghệ thuật đối nghịch nhau ở Việt Nam. Đó là nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh. Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, Khái Hưng Trần Khánh Giư, Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long…là những người cổ võ cho thứ nghệ thuật vị nghệ thuật, tư tưởng của họ là “một bài thơ đơn thuần chỉ là một bài thơ, mỗi áng văn chương đơn thuần là mỗi áng văn chương. Trong tác phẩm “Đôi Mắt”, nhà văn Nam Cao mạnh mẽ phê phán thông qua hai nhân vật, Độ và Hoàng. Đó được xem như là tuyên ngôn nghệ thuật của ông, với Nam Cao và hàng hàng lớp lớp các thế hệ văn nghệ sĩ tham gia kháng chiến chống Pháp, Mỹ thì nghệ thuật phải phản ánh hơi thở của thời đại, văn chương phải gắn liên với đời sống con người, dùng ngòi bút “làm đòn xoay chế độ”, góp phần cùng cả nước chiến thắng kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước.
Nghệ thuật vị nhân sinh là khẩu hiệu đấu tranh của những người theo quan điểm văn nghệ mác-xít ở nước ta chống lại phái “nghệ thuật vị nghệ thuật’’ trong cuộc tranh luận lớn về nghệ thuật thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936 – 1939). Trong cuộc tranh luận này, phái “vị nhân sinh” đã chứng minh rằng không có văn nghệ đứng ngoài đấu tranh giai cấp và không theo khuynh hướng nào. Nếu văn nghệ không làm lợi cho giai cấp này thì sẽ làm lợi cho giai cấp khác. Họ chủ trương, trong xã hội có áp bức bốc lột, nhà văn chân chính phải “đem ngòi bút lột trán cái xã hội hiện tại để cho dân chúng trông rõ nguồn gốc của mọi sự đau thương và để tìm lấy đường sống“. Ngày nay cũng thế, nghệ thuật không chỉ đơn thuần là nghệ thuật vì bản chất của nghệ thuật chỉ được phát triển lên tầm cao mới khi phục vụ nhân dân, phục vụ đời sống con người.
Mới đây, Hoài Linh đã hân hoan thông báo việc giành đoạt huy chương vàng Liên hoan kịch toàn quốc với tác phẩm “Lạc giữa biển người”, Minh Béo về nhì. Dư luận ngay lập tức lên tiếng, dù còn trái chiều nhưng đại đa số người dân tỏ thái độ khinh mạn hai nhân vật gây tranh cãi này. Nhiều người còn nói vui với nhau rằng: “ông cụ ngâm đoạt giải nhất, anh ngậm cu đoạt giải nhì”. Sở dĩ nói thế là vì Hoài Linh trong tháng 11 năm 2020 kêu gọi tiền từ thiện cho đồng bào miền Trung nhưng chẳng hiểu vì lý do gì mà “cụ ngâm” đến hơn 7 tháng. Khi người dân phát hiện và lên án thì mới hối hả nhờ người trao hàng cứu trợ lụt bão dưới cái nắng 41 độ ở miền Trung. Minh béo từng ngồi tù ở Hoa Kỳ vì lạm dụng tình dục đối với trẻ em đồng tính, vậy nên cư dân mạng mới dí dỏm gọi là “anh ngậm cu”.
Cụ Hồ đã dạy “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, chẳng hiểu Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Cục Nghệ thuật Biểu diễn nghĩ gì khi trao tặng và tôn vinh những con người này. Vi phạm nghiêm trọng thuần phong, mỹ tục và cả luân lý thường tình, không hề có án phạt hay nhắc nhở; đã thế lại còn thần tượng hóa họ. Con người không là thần thánh, ai cũng có sai lầm, khuyết điểm. Thế nhưng người ta chỉ chấp nhận, bác ái với những người thực sự ăn năn, hối lỗi và có thời gian để tự đóng cửa nhìn lại mình.
Hoài Linh không bị khởi tố, không có nghĩa là anh ta không làm gì sai! Anh ta đã lách luật khi trao số tiền kêu gọi từ thiện cho người dân, pháp luật không quy định, không điều chỉnh hành vi đó. Vậy nên anh ta mới thoát tội. Tuy nhiên, về phương diện đạo đức, nhân cách thì rõ ràng anh ta chẳng thể biện minh! Nếu người dân không lên tiếng kịp thời thì liệu số tiền 14 tỷ đó hiện nay có đến miền Trung hay vẫn nằm trong túi anh ta. Nghệ thuật chỉ đơn thuần là nghệ thuật thì chẳng khác nào con thú hoang biểu diễn tài săn mồi, con vẹt khoe nói tiếng người giỏi. Nó chẳng có bất kỳ một hàm lượng giá trị nào! Ngán ngẫm đến tột cùng./.
Yêu nước ST.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét