Từ cách
tiếp cận giai cấp công nhân ở góc độ kinh tế - xã
hội và chính trị - xã hội, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: Giai cấp công nhân là sản phẩm và là chủ
thể của quá trình công nghiệp hóa. Họ gắn liền với quá trình sản xuất vật chất
hiện đại, là đại biểu cho phương thức sản xuất mang tính xã hội hóa ngày càng
cao. Trong chủ nghĩa tư bản, họ là người làm thuê do không có tư liệu sản xuất,
buộc phải bán sức lao động để sống và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng
dư. Đó là giai cấp có sứ mệnh phủ định chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên
toàn thế giới.
Giai cấp công nhân là sản phẩm và là chủ thể
của quá trình công nghiệp hóa
C.Mác và Ph.Ăngghen dùng nhiều thuật ngữ khác nhau để nói về giai cấp
công nhân như: Giai cấp vô sản, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công
nhân đại công nghiệp... Mỗi khái niệm mà các ông dùng
nhằm nhấn mạnh một đặc trưng của giai cấp công nhân, song về mặt nội hàm thì đó
là những từ đồng nghĩa.
C.Mác
và Ph.Ăngghen còn dùng những thuật ngữ có nội dung hẹp hơn để chỉ các loại công
nhân trong các ngành khác nhau, trong những giai đoạn phát triển khác nhau của
công nghiệp: Công nhân công xưởng, công nhân khai khoáng, công nhân luyện kim,
công nhân cơ khí.
Từ thực
tế của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (từ giữa thế kỷ XVIII) và theo quan
niệm duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen nhận thấy, giai cấp vô sản là sản phẩm
của bản thân nền đại công nghiệp và là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất: “Giai cấp vô sản là do cuộc cách mạng công
nghiệp sản sinh ra; cuộc cách mạng này xảy ra ở Anh vào nửa sau của thế kỷ trước,
và sau đó tái diễn ở tất cả các nước văn minh trên thế giới. Sở dĩ có cuộc cách
mạng đó, là do có sự phát minh ra máy hơi nước, các thứ máy kéo sợi, máy dệt và
hàng loạt những thiết bị máy móc khác”[1].
Giai
cấp công nhân là đại biểu cho phương thức sản xuất mang tính xã hội hóa ngày
càng cao - phương thức lao động công nghiệp.
Đây
là tiêu chí thứ nhất để phân biệt giai cấp công nhân với các giai cấp,
tầng lớp lao động khác bởi phương thức lao động công nghiệp của họ. Phương thức này có những đặc điểm sau: sản xuất bằng máy móc
ngày càng hiện đại, lao động có tính chất xã hội hóa, năng suất lao động cao và
tạo ra những tiền đề cho xã hội mới.
Trong
đó, lực lượng công nhân hiện đại gắn với nền đại công nghiệp là bộ phận cơ bản
và là hạt nhân của giai cấp công nhân và ngày càng phát triển. Quan điểm này
được C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: “Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và
tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại
là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”[2].
Từ
lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân còn là sản phẩm xã
hội của quá trình phát triển tư bản chủ nghĩa, một xã hội có điều kiện tồn tại
dựa trên cơ sở chế độ làm thuê.
Trong
chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân không có tư liệu sản xuất, buộc phải bán
sức lao động để sống và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư.
Đây là tiêu chí thứ hai
để xác định giai cấp công nhân: dựa vào tiêu chí xét về vị trí trong quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa. Bởi vì, giai cấp
công nhân là sản phẩm xã hội của quá trình phát triển tư bản chủ nghĩa, một xã
hội có “điều kiện tồn tại dựa trên cơ sở chế độ làm thuê”. Giai cấp vô sản là
giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của bản
thân, nên buộc phải bán sức lao động của mình để sống. Đây là thuộc tính nói
lên một trong những đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân dưới chế độ tư bản
chủ nghĩa, khiến cho những người công nhân trở thành giai cấp đối kháng trực
tiếp với giai cấp tư sản. C.Mác chỉ ra: “Những công nhân ấy buộc phải tự bán mình kiếm ăn từng bữa một, là một
hàng hóa, tức là một món hàng đem bán như bất cứ một món hàng nào khác, vì thế
họ phải chịu hết mọi sự may rủi của cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị trường”.
Khái
niệm giai cấp công nhân là khái niệm mang tính lịch sử, luôn vận động
và phát triển cùng với sự vận động và phát triển của giai cấp công
nhân. Đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, khái niệm giai
cấp công nhân có sự biến đổi theo xu thế phát triển chung của thời
đại. Tuy nhiên, nội dung cơ bản và xuất phát của chủ nghĩa Mác - Lênin
về điều kiện ra đời, phát triển của giai cấp công nhân đến nay vẫn
còn nguyên giá trị.
Dựa vào phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác-Lênin, các nhà khoa học ở Việt Nam đã nêu ra nhiều định nghĩa về giai cấp công nhân.
Hội đồng lý luận Trung
ương đã định nghĩa về giai cấp công nhân: Giai cấp công nhân là giai cấp những người lao động sản
xuất trực tiếp hoặc gián tiếp trong các ngành công nghiệp, thuộc các trình độ kỹ
thuật khác nhau; địa vị kinh tế - xã hội tùy thuộc vào chế độ xã hội đương thời.
Ở các nước tư bản, họ là những người không có hoặc cơ bản không có tư liệu sản
xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản, bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng
dư. Ở các nước xã hội chủ nghĩa họ là những người cùng với nhân dân lao động
làm chủ tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động cho mình.
Định nghĩa trên thể hai thuộc
tính cơ bản: Về phương thức lao động, giai cấp công nhân là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp trong các lĩnh vực
công nghiệp hoặc có tính chất công nghiệp ngày càng xã hội hóa cao. Về quan hệ
sản xuất, ở hai chế độ xã hội (Tư bản chủ nghĩa và XHCN) thì vị trí quan hệ sản xuất
khác nhau... Hai thuộc tính trên nói lên điều gì? Đó là địa vị
chính trị của giai cấp công nhân trong hai chế độ (tư bản chủ nghĩa và XHCN) có
sự khác nhau và đối lập nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét