Từ góc độ
chính trị- xã hội, Chỉ rõ: Nền tảng vật chất của chế độ CTXH; Chỉ rõ: Bản chất
của chế độ CTXH; Chỉ rõ: Bộ mặt của chế độ CTXH; Chỉ rõ: Quy luật vận động,
phát triển của chế độ CTXH. Muốn làm
rõ các vấn đề trên phải đi từ HTKTXH và giai cấp trung tâm của thời đại. Trong lịch sử đã có nhiều nhà tư
tưởng bàn đến vấn đề thời đại. Tuy nhiên, do cách tiếp cận khác nhau, việc phân
chia thời đại dựa vào các tiêu chí khác nhau dẫn đến quan điểm về thời đại cũng
khác nhau. Nhà xã hội học Vicô người Italia (1668-1744) phân chia thời đại như
phân chia các giai đoạn của một vòng đời: Thơ ấu, thanh niên, thành niên và
cuối cùng là tuổi già. Heghen phân chia lịch sử nhân loại thành 3 thời kỳ: Thời
kỳ phương Đông, cổ đại, giecmani. Phurie chia lịch sử nhân loại thành 4 giai
đoạn: Mông muội, dã man, gia trưởng, văn minh. Moocgăng Người Mỹ lại chia thành
3 thời đại: Thời đại Mông muội, dã man, văn minh. Lấy công cụ sản xuất làm tiêu
chí phân chia lịch sử thành các thời kỳ: đồ đá, đồ đồng, thời đại cối xay gió,
thời đại máy hơi nước, kỷ nguyên hạt nhân. Tiếp cận thời đại theo nền văn minh Anvin
Toffler trong tác phẩm “làn sóng thứ ba” đã chia lịch sử nhân loại thành 3 nền
văn minh: nông nghiệp, công nghiệp và hậu công nghiệp. Tiếp cận theo dân tộc, quốc gia - dân tộc. Đây là cách tiếp cận lấy lợi ích quốc
gia dân tộc làm bản vị. Cách tiếp cận này đã căn cứ vào sự đấu tranh, cạnh
tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia dân tộc đang diễn ra phổ biến trên thế giới
hiện nay để khẳng định: thời đại ngày nay là thời đại của lợi ích quốc gia dân
tộc. Tiếp cận thời đại theo hình thái kinh tế - xã hội là phương pháp tiếp cận
của chủ nghĩa Mác - Lênin. Lý luận hình thái kinh tế - xã hội đã vạch ra cơ sở
khách quan khoa học để xem xét phân chia thời đại, đó là: “Trong mọi thời đại
lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội - cơ cấu này tất yếu phải do sản
xuất kinh tế mà ra, - cả hai cái đó cấu thành cơ sở lịch sử chính trị và lịch
sử tư tưởng của thời đại ấy”[1]. Lý luận hình thái kinh tế - xã hội đã đưa ra
tiêu chí tổng hợp để xem xét thời đại gồm: LLSX, QHSX, CSHT và KTTT, tức toàn
bộ các yếu tố cấu thành nội dung của thời đại từ kinh tế, chính trị, xã hội đến
văn hóa, khoa học - kỹ thuật. Hơn nữa, lý luận hình thái kinh tế - xã hội còn
chỉ rõ đối với xã hội có giai cấp, giai cấp nào là giai cấp đứng ở vị trí trung
tâm của một thời đại, là động lực xã hội chủ yếu chi phối sự vận động của thời
đại đó. Với cách tiếp cận trên, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phân kỳ lịch sử xã hội
loài người đến thế kỷ XIX thành 4 hình thái kinh tế - xã hội là: cộng sản
nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và rút ra kết luận
hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa tất yếu sẽ ra đời, nhân loại sẽ
bước sang thời đại mới - thời đại cộng sản chủ nghĩa.Phương pháp tiếp cận vấn
đề thời đại theo hình thái kinh tế - xã hội là cách tiếp cận khoa học, vì nó
xuất phát từ những cơ sở vật chất khách quan. Song cần lưu ý thời đại và hình
thái kinh tế - xã hội là 2 khái niệm khác nhau, chúng có quan hệ chặt chẽ,
nhưng không đồng nhất. Đó là: hình thái kinh tế - xã hội là nội dung cấu thành
thời đại; còn thời đại là thời kỳ hình thành, phát triển và bắt đầu ngự trị của
một hình thái kinh tế - xã hội tiến bộ nhất trong khi vẫn còn sự tồn tại của
các hình thái kinh tế - xã hội thấp hơn. Hình thái kinh tế - xã hội tiến bộ
nhất chính là đặc trưng cho tính chất và xu hướng phát triển của một thời đại.
Đảng ta thống nhất với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về phương pháp tiếp
cận thời đại theo hình thái kinh tế - xã hội, bởi đó là cách tiếp cận khoa học
để hiểu thực chất thời đại trên các mặt cơ bản của đời sống xã hội. Tuy nhiên
Đảng ta không tuyệt đối hóa phương pháp tiếp cận thời đại của chủ nghĩa Mác -
Lênin, mà có sự kế thừa, tiếp thu những yếu tố hợp lý từ các cách tiếp cận khác
để nhận thức đầy đủ hơn, toàn diện hơn vấn đề thời đại nói chung, thời đại ngày
nay nói riêng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét