Mới đây, ngày 17-2-2022, Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW -
Human Rights Watch) đã công bố cái gọi là bản phúc trình với tiêu đề “Nhốt
chúng tôi ở trong nhà: Hạn chế tự do đi lại của các nhà hoạt động nhân quyền ở
Việt Nam”. Đây là luận điểm vô căn cứ, đổi trắng thay đen về tình hình tại Việt
Nam.
Thực tế, lâu nay, các thế lực thù địch “khoác
áo” nhân quyền để chống phá đất nước ta bằng nhiều hình thức khác nhau như: Kêu
gọi trả tự do cho các “tù nhân lương tâm”; phản đối việc bắt các tay sai mà
chúng gọi là “nhà hoạt động”; phản đối, kêu gọi tẩy chay các bản án xét xử các
đối tượng mà chúng đã lôi kéo thành công...
Các hình thức chống phá này được “nhai đi nhai
lại” với mưu đồ là nói mãi điều sai sẽ thành điều đúng. Tuy nhiên, những năm
gần đây, quần chúng nhân dân đã nâng cao cảnh giác, không nghe theo các luận
điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch. Bên cạnh đó, các tay sai phản động
lần lượt bị cơ quan chức năng kiên quyết đấu tranh, vô hiệu hóa nên các “chân
rết" của chúng bị chặt đứt dần dần.
Vì vậy, bản phúc trình nói trên thể hiện sự bế
tắc của các thế lực thù địch khi mà không còn nhiều người trong nước bị lôi
kéo, mua chuộc. Cực chẳng đã, chúng đành phải “chuyển hướng” xuyên tạc, bôi nhọ
về quyền tự do đi lại của những kẻ phản bội. Bản phúc trình cũng thể hiện một
“hướng” chống phá mới của các thế lực thù địch.
Đó là, khi chưa có những “quân tốt thế mạng”
(như Phạm Chí Thành, Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Thúy Hạnh, Phạm Văn
Điệp, Nguyễn Tường Thụy) thì triệt để tìm những chuyện “bên lề” để hạ thấp hình
ảnh Việt Nam.
Cách thức này như một chiếc áo được chúng “khoác” lên các tổ
chức nhân quyền mà HRW là điển hình. Từ đó, chúng hướng các tổ chức nhân quyền
khác làm theo và lập nên cái gọi là “hồ sơ nhân về quyền thông thường” ở Việt
Nam và nhiều nước khác.
Công bố cái gọi là bản phúc trình, HRW đã “lòi
đuôi cáo” khi Phil Robertson nói: “Các nhà tài trợ và đối tác thương mại của
Việt Nam cần nhận thức được sự cản trở đối với quyền tự do đi lại đang diễn ra
hằng ngày và gây sức ép để chính quyền Việt Nam chấm dứt cách hành xử gây tê
liệt người dân như thế.”
Rõ ràng, mục đích chính của chúng là làm méo
mó hình ảnh của đất nước ta trên trường quốc tế. Từ đó, kêu gọi các tổ chức, cá
nhân, các đối tác thương mại tẩy chay Việt Nam. Về lâu dài, sẽ ảnh hưởng đến
quá trình phát triển kinh tế, xã hội; từ đó, làm mất niềm tin của nhân dân đối
với Đảng và Nhà nước. Thực chất, HRW không vì nhân quyền ở Việt Nam.
Tất nhiên, với các tổ chức nhân quyền như HRW,
ngoài việc tài trợ của các thế lực thù địch thì việc tuyên bố các bản phúc
trình như trên cũng không ngoài mục đích kêu gọi tài trợ.
Vì thế mà trên website của tổ chức này luôn
hiện từ “donate now” (ủng hộ ngay bây giờ); và, sau mỗi bài viết đều có một
biểu mẫu kêu gọi: “Món quà được khấu trừ thuế của bạn có thể giúp ngăn
chặn vi phạm nhân quyền và cứu sống khắp nơi trên thế giới. Ủng hộ ngay: 50$,
100$, 250$...”.
Và tất nhiên, số tiền tài trợ, ủng hộ cho tổ
chức này sẽ không được sử dụng để bảo vệ nhân quyền mà chỉ nhằm chống phá những
đất nước không cùng “phe” với chúng.
Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW - Human
Rights Watch) là một tổ chức phi chính phủ thành lập năm 1978, có trụ sở tại
thành phố New York, Hoa Kỳ cùng văn phòng ở thủ đô và thành phố lớn nhiều nước
như Hà Lan, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ, Anh, Nga, Pháp, Nhật, Canada...
HRW dưới danh nghĩa “nhân quyền” để thành lập
các tổ chức hoạt động chống chủ nghĩa xã hội. Từ đó, tạo cớ để Mỹ, các nước
phương Tây tăng cường hoạt động tác động về tư tưởng, văn hóa, dân chủ, nhân
quyền rồi tiến hành xoá bỏ chế độ chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu,
Liên Xô trước đây.
HRW bị nhiều quốc gia phản đối vì không bảo vệ
quyền con người theo đúng nghĩa mà ngược lại, thường tìm cách can thiệp vào việc
xử lý của các cơ quan chức năng một số nước.
Đối với Việt Nam, HRW cổ súy, tán dương với những nhân vật hoạt động chống đối Nhà nước, vi phạm pháp luật. Tổ chức này thường xuyên phác thảo ra những bản báo cáo, phúc trình xuyên tạc tình hình nhân quyền và can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét