Thứ Năm, 4 tháng 7, 2024

Nhận diện những thiên kiến sai lệch về tự do báo chí ở Việt Nam

 Ở Việt Nam những năm qua, tự do báo chí, tự do ngôn luận được Nhà nước bảo đảm, thể hiện rõ trên cả khía cạnh pháp lý và thực tiễn. Quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận, cung cấp và phản hồi thông tin trên báo chí cũng như các nghĩa vụ phải tuân theo.

Vậy nhưng, như đã trở thành thông lệ, vào các dịp Ngày Tự do Báo chí thế giới (3/5) hay Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6), một số cá nhân, tổ chức hoặc một số đài báo tiếng Việt ở nước ngoài có quan điểm, tư tưởng chống phá Việt Nam lại đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam “đàn áp tự do ngôn luận, tự do báo chí”. Những chiêu trò “bổn cũ soạn lại” này nhằm bôi đen tình hình tự do báo chí để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Việt Nam lên tiếng về Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ

 Chúng tôi lấy làm tiếc về việc mặc dù đã ghi nhận một số tiến bộ của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy tự do tôn giáo, tín ngưỡng song báo cáo thường niên về tự do tôn giáo quốc tế năm 2023 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn đưa ra những nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin chưa được kiểm chứng và không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết.

Theo bà Phạm Thu Hằng, là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo phong phú, Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền không ai bị phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo tín ngưỡng và các hoạt động của các tổ chức tôn giáo được bảo đảm theo đúng các quy định của pháp luật.

“Các quyền này đã được nêu rõ trong Hiến pháp 2013 của Việt Nam cũng như Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2-26 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và được bảo đảm tôn trọng trên thực tế”, bà Phạm Thu Hằng nói.

Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Hoa Kỳ về các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm trên tinh thần thẳng thắn cởi mở và tôn trọng lẫn nhau về những vấn đề còn khác biệt và qua đó đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.

Trên tinh thần đó thì Việt Nam đề nghị phía Hoa Kỳ cần có những đánh giá khách quan dựa trên các nguồn thông tin chính xác và toàn diện về tình hình thực tế tại Việt Nam và sớm đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo.

Quân ủy Trung ương học tập một số nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư

 Tại Hội nghị, Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật PGS.TS Vũ Trọng Lâm cho biết, việc tổ chức biên tập cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhiệm vụ quan trọng, trách nhiệm lớn lao. Văn hóa là lĩnh vực có nội hàm rất phong phú, đa dạng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nên nội dung cuốn sách có những đặc thù riêng, hình thức chuyển tải thể hiện được đặc trưng của văn hóa.

“Cuốn sách tuyển chọn 92 bài viết, bài phát biểu, trả lời phỏng vấn, thư... trải dài gần 60 năm xuyên suốt trên nhiều cương vị công tác của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong đó bài viết sớm nhất là vào năm 1968. Qua đó hệ thống hóa sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam với các yếu tố truyền thống và hiện đại, bản sắc và hội nhập. Huy động sức mạnh văn hóa con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng”, PGS.TS Vũ Trọng Lâm nói.

Hội nghị đã nghe Đại tá, GS.TS Đinh Xuân Dũng, nguyên Phó chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương giới thiệu nội dung cuốn sách. Cuốn sách gồm 3 phần “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc”; “Phát triển toàn diện, đồng bộ để văn hóa thật sự là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước bền vững” và phần thứ ba từ luận điểm văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thực tiễn cuộc sống.

Theo GS.TS Đinh Xuân Dũng, cuốn sách dày 928 trang là một công trình đồ sộ về văn hóa, đã tổng kết, phát triển, trình bày theo phong cách và cách diễn đạt riêng những quan điểm cơ bản lý luận của Đảng ta về văn hóa từ bắt đầu công cuộc đổi mới đến nay: “Đây là một công trình nghiên cứu, tổng kết, phát triển và đồng thời diễn đạt theo phong cách Tổng Bí thư những vấn đề lý luận về văn hóa theo thời kỳ đổi mới, là một bước phát triển so với trước đó. Đồng chí có một năng lực bao quát toàn diện hầu hết các lĩnh vực của văn hóa, văn nghệ, theo nghĩa hẹp là văn hóa tinh thần và đồng thời mở rộng nó với những lĩnh vực khác. Đó là lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, vấn đề về thi đua, và vấn đề về các di sản văn hóa vật chất...”

 

Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình - chính sách quốc phòng đúng đắn của Việt Nam

Trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, nhận thức và thực hiện đúng đắn việc giải quyết các bất đồng, tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình của Đảng, Nhà nước ta là cơ sở quan trọng để chủ động nhận diện, kiên quyết đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch về chính sách quốc phòng của Việt Nam hiện nay.

Nhận thức đúng về tranh chấp quốc tế và biện pháp giải quyết

Trong thực tiễn, mặc dù còn có nhiều quan niệm khác nhau, nhưng đều có điểm thống nhất chung về tranh chấp quốc tế, đó là: Đang diễn ra sự không thống nhất, mâu thuẫn, xung đột về quan điểm pháp lý và lợi ích giữa các quốc gia có chủ quyền hoặc các chủ thể khác của pháp luật quốc tế.

Tranh chấp quốc tế có thể xảy ra trên các lĩnh vực hoạt động quốc tế, trong đó tranh chấp về chủ quyền trên đất liền, hải đảo, trên biển, trên không và trên không gian mạng là nổi cộm, dai dẳng, khó giải quyết và tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến xung đột, chiến tranh.

Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình - chính sách quốc phòng đúng đắn của Việt Nam

Việc giải quyết tranh chấp quốc tế không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với duy trì hòa bình, ổn định, an ninh thế giới, mà còn góp phần thúc đẩy các quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế triệt để hơn. Luật pháp quốc tế đã thống nhất các nguyên tắc cơ bản khi giải quyết tranh chấp quốc tế, đó là: Bằng phương pháp hòa bình, thương lượng; không được sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; giữ nguyên hiện trạng cho đến khi đạt đến thỏa thuận cuối cùng; các bên tranh chấp phải tự kiềm chế, không tiến hành bất cứ hoạt động nào làm cho tình hình trở nên xấu đi.

Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị và phần tử cực đoan đưa ra nhiều ý kiến, bình luận với ý đồ xuyên tạc, âm mưu kích động chúng ta “phải có động thái mạnh mẽ, tuyên chiến quyết liệt” để chống lại các thế lực xâm phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia, nhất là chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Nhận thức sâu sắc về vấn đề này, Đảng, Nhà nước ta đã xác định, việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình là thượng sách giữ nước của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường hiện nay.

Thượng sách giữ nước và chính sách quốc phòng đúng đắn của Việt Nam

Trong giải quyết các tranh chấp, Việt Nam nhất quán sử dụng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế - đây là chủ trương, giải pháp chiến lược, là chính sách quốc phòng hiệu quả và đã được thực tiễn kiểm nghiệm là phù hợp, đúng đắn. Điều đó thể hiện ở những khía cạnh sau.

Một là, thể hiện văn hóa giữ nước chính nghĩa, hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam.

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, có đến gần hai phần ba thời gian dân tộc Việt Nam phải đứng lên tiến hành các cuộc chiến tranh, khởi nghĩa để giành và giữ quyền độc lập, tự chủ và phát triển. Nét văn hóa nổi bật trong công cuộc giữ nước của dân tộc Việt Nam là luôn nhận thức rõ rằng, mọi cuộc chiến tranh mà không đem đến hòa bình và cao hơn là không đem đến tình hữu nghị cho các dân tộc đều là cuộc chiến tranh vô nghĩa. Và không một dân tộc nào trên thế giới này lại không mong muốn có hòa bình, ổn định, độc lập, tự chủ...

Lịch sử cho thấy, biết bao công sức, xương máu của các thế hệ người Việt đã đổ xuống, thấm vào từng tấc đất trên khắp lãnh thổ Việt Nam, chính là để giữ cho nước nhà được toàn vẹn lãnh thổ, có độc lập, tự do và hòa bình. Có hòa bình rồi tiến tới xây dựng tình hữu nghị, chung sống hòa bình với các nước láng giềng, các nước khác trên thế giới, để đem lại lợi ích cho nhân dân ta, nhân dân các nước từng gây chiến với nước ta và dân tộc khác trên thế giới.

Các quốc gia yêu chuộng hòa bình xem chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc giải phóng và bảo vệ Tổ quốc là chiến thắng chính nghĩa, là nguồn cổ vũ, khích lệ, nên họ sẵn sàng ủng hộ Việt Nam. Thực tiễn các cuộc chiến tranh giữ nước trước đây, đặc biệt là các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại Hồ Chí Minh, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ, to lớn của bạn bè yêu chuộng hòa bình trên thế giới... Do đó, chiến thắng của Việt Nam đã vượt lên một tầm cao mới, mang tầm vóc của thời đại.

Hai là, cụ thể hóa chủ trương, giải pháp chiến lược bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang nỗ lực thực hiện mục tiêu phấn đấu đến giữa thế kỷ 21, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong điều kiện tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen, đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, với tư duy, tầm nhìn chiến lược, Đảng ta đã kế thừa và vận dụng, phát triển sáng tạo kế sách “giữ nước từ lúc nước chưa nguy” của dân tộc thành phương thức, tư tưởng chỉ đạo chiến lược chủ động bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Vì vậy, giữ được nước mà không cần phải tiến hành chiến tranh trở thành mục tiêu cơ bản, tối thượng của chính sách quốc phòng và an ninh ở nước ta hiện nay.

Để thực hiện tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu chiến lược đó cần phải triển khai toàn diện, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chiến lược nhằm bảo đảm cho Đảng vững, nước giàu, dân yên, quân mạnh, thêm bạn, bớt thù. Trong đó, chủ trương thúc đẩy giải quyết các tranh chấp trong quan hệ quốc tế, nhất là vấn đề biên giới, biển, đảo bằng biện pháp hòa bình là giải pháp trọng tâm, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà Đại hội XIII của Đảng đã xác định: “Nỗ lực phấn đấu để ngăn ngừa xung đột, chiến tranh và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế... giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển”.

Ba là, tạo cơ sở để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế là xu thế khách quan và tiếp tục tiến triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, hội nhập quốc tế trong điều kiện hiện nay đòi hỏi mỗi quốc gia phải lấy nội lực là cơ bản, chiến lược lâu dài và là nhân tố quyết định; ngoại lực là nhân tố quan trọng, cần thiết. Hay nói cách khác, phải biết huy động sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại một cách phù hợp, hiệu quả.

Quan điểm của Nhà nước Việt Nam là hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển có mối quan hệ gắn bó hữu cơ. Hòa bình, ổn định và phát triển của một nước có tác động đến các nước láng giềng, khu vực và thế giới. Lợi ích của mỗi quốc gia, dân tộc cần hài hòa và tôn trọng lợi ích chính đáng, hợp pháp của các quốc gia, dân tộc khác, trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Cùng với đó, hợp tác quốc tế là xu hướng tất yếu để cùng nhau gìn giữ hòa bình, ổn định, thúc đẩy phát triển và tình hữu nghị giữa các quốc gia; không một quốc gia đơn lẻ nào, dù lớn và giàu mạnh đến đâu, có thể giải quyết được mọi vấn đề, nhất là các vấn đề toàn cầu, mà cần phải có sự hợp tác của các nước khác, cộng đồng quốc tế và người dân. Việc giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu phải có cách tiếp cận toàn cầu, đoàn kết và hợp tác quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương.

Đảng, Nhà nước Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng giải pháp hòa bình không chỉ là sự tôn trọng luật pháp quốc tế, đi đúng xu thế thời đại, mà còn góp phần quan trọng vào gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, lợi ích quốc gia cho các nước khác. Sự đồng thuận của nhân dân trong nước, sự đồng tình, ủng hộ, ghi nhận, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với giải pháp hòa bình Việt Nam đang thực hiện chính là cơ sở để thực hiện mục tiêu “Phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnh thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” mà Đại hội XIII của Đảng xác định.

Bốn là, giải pháp tối ưu trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp hiện nay.

Trong những năm qua, Việt Nam và các nước láng giềng đã có nhiều nỗ lực trong việc áp dụng có hiệu quả luật pháp và thông lệ quốc tế để giải quyết các bất đồng, tranh chấp đặt ra. Quá trình giải quyết các bất đồng, tranh chấp giữa Việt Nam với các quốc gia khác, trong đó có vấn đề chủ quyền trên Biển Đông, Việt Nam luôn chủ trương giải quyết bất đồng, tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế; thực hiện hiệu quả và đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm duy trì hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không; tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Điều đó chứng minh rõ Việt Nam không chỉ nỗ lực vận dụng sáng tạo làm phong phú thêm luật pháp quốc tế, mà còn luôn tích cực đấu tranh bảo vệ luật pháp quốc tế, nhất là khi Việt Nam kiên trì nguyên tắc “tôn trọng pháp luật quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982” và nỗ lực đưa nguyên tắc này vào các văn kiện của ASEAN, các thỏa thuận song phương như: DOC, Tuyên bố "Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông" ngày 20-7-2012; Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, ký ngày 11-10-2011 và dự thảo Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Đây là những minh chứng thực tiễn sinh động không chỉ thể hiện rõ thiện chí, cam kết, quyết tâm, mà còn thể hiện rõ tính hiệu quả của biện pháp hòa bình trong giải quyết tranh chấp quốc tế mà Nhà nước ta đã thực hiện. Sự nhất quán và những nỗ lực của Nhà nước ta đã bảo vệ vững chắc được chủ quyền, lợi ích quốc gia - dân tộc, ngăn chặn, đẩy lùi xung đột và chiến tranh, giữ vững an ninh quốc gia, môi trường hòa bình, ổn định để tiến hành sự nghiệp đổi mới của đất nước trong gần 4 thập niên qua đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Như vậy, có thể thấy, giải quyết các bất đồng, tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình là chủ trương chiến lược, nhất quán và là chính sách quốc phòng đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với bối cảnh tình hình hiện nay và là giải pháp hiệu quả của Đảng, Nhà nước ta. Chủ trương này cần được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục quán triệt, nhận thức đầy đủ, toàn diện, sâu sắc và cụ thể hóa, tổ chức thực hiện bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực trong thời gian tới. 

Mặt khác, nhận thức và thực hiện đúng đắn việc giải quyết các bất đồng, tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình của Đảng, Nhà nước ta là cơ sở quan trọng để chủ động nhận diện, kiên quyết đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch về chính sách quốc phòng của Việt Nam hiện nay.

 

Tàu 215, Vùng 2 Hải quân cấp cứu ngư dân trên biển

Nhận được tin ngư dân gặp tai nạn ở khu vực biển Việt Nam giáp ranh Indonesia, Tàu 215 thuộc Vùng 2 Hải quân đã nhanh chóng cơ động, tiếp cận tàu cá, cấp cứu ngư dân kịp thời.

Vào lúc 19 giờ, ngày 16-9, Tàu 215 thuộc Vùng 2 Hải quân đang thực hiện nhiệm vụ trên biển thì nhận được tin báo qua máy liên lạc nghề cá từ tàu cá BV 92988 TS, do ông Nguyễn Văn Hiếu, ở ấp Phước Bình, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu làm thuyền trưởng, thông báo có ngư dân gặp tai nạn ở khu vực biển Việt Nam giáp ranh Indonesia.

Tàu 215, Vùng 2 Hải quân cấp cứu ngư dân trên biển


Ngay sau khi nhận được tin báo, Tàu 215 đã nhanh chóng cơ động tiếp cận tàu cá. Mặc dù thời tiết ban đêm, sóng to gió lớn, tầm nhìn hạn chế, nhưng cán bộ, chiến sĩ Tàu 215 đã không quản ngại khó khăn, nhanh chóng tiếp cận tàu cá của ngư dân gặp nạn.

Tàu 215, Vùng 2 Hải quân cấp cứu ngư dân trên biển

Đến 19 giờ 30 phút, Tàu 215 tiếp cận được tàu cá. Tổ quân y trên tàu đã tiến hành khám cho bệnh nhân Nguyễn Văn Trực, sinh năm 1982, quê quán tại xã Đại An 1, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Chẩn đoán ban đầu, bệnh nhân bị thương ở vùng đầu, vai trái và còn tỉnh táo.

 

Sau đó, tổ quân y tiếp tục thực hiện các biện pháp sơ cứu, rửa vết thương, sát trùng, băng bó, cấp thuốc và hướng dẫn cách sử dụng thuốc cho ngư dân. Sau khi được sơ cứu, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân dần ổn định và được tàu cá đưa về Côn Đảo để tiếp tục điều trị

TÌM HIỂU GIÚP BẠN: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - NGƯỜI SÁNG LẬP VÀ RÈN LUYỆN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM!

     Chủ tịch Hồ Chí Minh là người trực tiếp sáng lập, giáo dục và rèn luyện Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam!
Trải qua gần 80 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, Quân đội ta luôn khắc ghi và thực hiện nghiêm lời dạy của Người: “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” (1).

Xây dựng quân đội để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình
Ngay từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức được rằng, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng, cần phải tổ chức lực lượng vũ trang. Mục đích xây dựng quân đội của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tự vệ dân tộc: “Chúng ta phải ra sức bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, cho nên chúng ta phải củng cố quốc phòng” (2). Điều này cho thấy, quan điểm về bạo lực cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện rõ tư tưởng nhân đạo và hòa bình.

Với tầm nhìn chiến lược, ngay từ những năm 1925-1927, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người đã mở các lớp đào tạo để chuẩn bị nguồn cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng, Người đã xác định “tổ chức ra quân đội công nông”. Người từng khẳng định: “Dân tộc Việt Nam nhất định phải được giải phóng. Muốn giải phóng thì phải đánh phát xít Nhật và Pháp. Muốn đánh chúng thì phải có lực lượng quân sự”. (3). Do đó, quân đội ta ra đời phù hợp với quy luật khách quan, xuất phát từ chính nhu cầu, đòi hỏi do thực tiễn đấu tranh cách mạng của quần chúng, là kết quả từ quá trình phát triển của các tổ chức vũ trang của quần chúng.

Tháng 10/1941, Người chỉ đạo mở lớp huấn luyện quân sự tập trung đầu tiên tại Pác Bó để tiến tới thành lập đội vũ trang cách mạng. Tại đây, Người đã trực tiếp tham gia huấn luyện và biên soạn các tài liệu giảng dạy quân sự quan trọng như: “Mười điều kỷ luật”; “Cách đánh du kích”; “Những hiểu biết cơ bản về quân sự”…

Thực hiện Chỉ thị của Người, ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (tiền thân của QĐND Việt Nam) ra đời tại khu rừng Trần Hưng Đạo (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng). Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân có 34 đội viên được biên chế thành một trung đội có 3 tiểu đội do đồng chí Hoàng Sâm làm Đội trưởng, đồng chí Xích Thắng làm Chính trị viên. Bài diễn văn tại buổi thành lập của đồng chí Võ Nguyên Giáp đã khẳng định quyết tâm của toàn thể các đội viên: “Bao nhiêu căm hờn của dân tộc, bao nhiêu sự tàn khốc thê thảm đang chờ đợi một cuộc thanh toán. Chúng ta nguyện đem xương máu ra làm công việc đó. Chúng ta sẽ vạch cho toàn dân con đường sống duy nhất là con đường đoàn kết để vũ trang đứng dậy. Quân giải phóng sẽ tỏ ra mình là một đội quân của dân, của nước, đi tiên phong trên con đường giải phóng của dân tộc” (4).

Sự ra đời của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân là một tất yếu lịch sử trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta; là bước ngoặt trên con đường đấu tranh cách mạng của dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng lúc đó. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử đất nước có một quân đội kiểu mới do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện; một quân đội cách mạng từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc chiến đấu vì mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Chăm lo xây dựng QĐND Việt Nam thành một đội quân cách mạng vững mạnh về mọi mặt
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chăm lo xây dựng QĐND Việt Nam thành một đội quân cách mạng vững mạnh về mọi mặt.

Về tổ chức, Người cho rằng, phải lấy chi bộ Đảng làm hạt nhân lãnh đạo nhưng cũng phải có đầy đủ các thành phần dân tộc, vùng miền, người địa phương để nhằm phục vụ cho hoạt động sau này của Đội được thuận lợi.

Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định, xây dựng đội quân chủ lực trước hết là về phẩm chất chính trị phải vững chắc, tư tưởng cách mạng đúng đắn, để có thể đảm đương nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, làm cho quần chúng giác ngộ, tin tưởng và đi theo cách mạng. Người nhấn mạnh, quân sự phải phục tùng chính trị: “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”. (5)

Người đặc biệt coi trọng xây dựng con người với phương châm “Người trước, súng sau”, tức là con người là nhân tố quyết định: “vũ khí là cần nhưng con người vác vũ khí, sử dụng vũ khí là quan trọng hơn”. (6)

Về xây dựng lực lượng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân gồm ba thứ quân: Vệ quốc quân (bộ đội chủ lực), bộ đội địa phương và dân quân du kích. Trong Chỉ thị của Người về việc thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, Người nêu rõ: “Sẽ chọn lọc trong hàng ngũ những du kích Cao - Bắc - Lạng số cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực..., trong khi tập trung lực lượng để lập một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương cùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện”. (7)

Sau này, tư tưởng về lực lượng vũ trang ba thứ quân đã phát triển, trở thành mô hình tổ chức quân sự độc đáo, sáng tạo của Đảng ta, phù hợp với cách đánh và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Qua đó, đã phát huy hiệu quả sức mạnh toàn dân đánh giặc; kết hợp giữa chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy; tác chiến của các binh đoàn chủ lực với sự nổi dậy của quần chúng; phát triển và vận dụng sáng tạo, linh hoạt các chiến thuật tác chiến để tiêu diệt địch ở mọi lúc, mọi nơi và bằng mọi vũ khí, làm cho các đội quân viễn chinh xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thế kỷ XX phải sa lầy, lần lượt thất bại trong thế trận chiến tranh nhân dân vững mạnh, rộng khắp.

Về nghệ thuật quân sự, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải huy động “tập trung lực lượng” coi đây là nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật chiến tranh. Nguyên tắc này tạo điều kiện thuận lợi cho việc lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh; về chiến thuật phải “vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng, tích cực, nay Đông mai Tây, lai vô ảnh, khứ vô tung” (8).

Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nhân tố quyết định đến sự trưởng thành và chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam: “Quân đội ta có sức mạnh vô địch, vì nó là một quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo dục” (9). Do vậy, trong quá trình xây dựng và phát triển cần phải tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải không ngừng xây dựng, phát triển lực lượng, làm cho đội quân nhỏ bé ban đầu tiến lên nhanh chóng, trở thành một đội quân hùng mạnh. “Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam” (10).

Bản chất của QĐND Việt Nam là “từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân chiến đấu”
Về bản chất của quân đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rõ: "quân đội ta là quân đội nhân dân. Nghĩa là con em ruột thịt của nhân dân. Đánh giặc để tranh lại độc lập thống nhất cho Tổ quốc, để bảo vệ tự do hạnh phúc của nhân dân. Ngoài lợi ích của nhân dân, quân đội ta không có lợi ích nào khác" (11). Có thể thấy, “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” chính là bản chất của quân đội cách mạng, là nhân tố quan trọng góp phần làm nên sức mạnh tổng hợp của quân đội ta trước mọi kẻ thù, trong mọi hoàn cảnh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh: “Nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của bộ đội. Chính trị viên phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu bộ đội. Phải làm sao cho bộ đội được dân tin, dân phục, dân yêu” (12). Bác luôn nhắc nhở, là quân đội của nhân dân, bộ đội phải sẵn sàng giúp đỡ nhân dân, nhưng tuyệt đối “không động đến cái kim, sợi chỉ của nhân dân”, để “làm cho dân mến, khi sắp tới dân mong, khi đi dân tiếc”. (13)

Tự hào về QĐND Việt Nam, Bác còn khẳng định, cán bộ, chiến sĩ QĐND Việt Nam không chỉ đánh giặc giỏi mà còn là những người làm công tác dân vận giỏi, thực hiện tốt chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất: “Quân đội ta cũng đã góp phần tích cực xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa, làm tròn trách nhiệm của một quân đội cách mạng”. (14)

Không chỉ dõi theo mỗi bước trưởng thành của quân đội, cổ vũ, động viên cán bộ và chiến sĩ trước mỗi thắng lợi cũng như chia sẻ, rút kinh nghiệm trước mỗi trận ra quân chưa giành được thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn viết thư thăm hỏi, động viên, đồng cảm trước những mất mát, hy sinh của các thương bệnh binh và gia đình liệt sĩ... Đồng thời, Người cũng dành huy hiệu, những phần quà, cả cuốn sổ tiết kiệm của mình tặng các chiến sĩ... Người dành muôn vàn tình thương yêu cho tất cả cán bộ, chiến sĩ.

Không phụ lòng mong mỏi của Người, qua 79 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, QĐND Việt Nam luôn một lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, luôn giương cao ngọn cờ chiến đấu vì mục tiêu lý tưởng cao cả của Đảng, của giai cấp, của dân tộc; cùng với toàn dân hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, xây dựng chủ nghĩa xã hội; đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thực hiện tốt chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân sản xuất; bảo vệ thành quả cách mạng, viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc, xây đắp nên truyền thống vẻ vang của quân đội anh hùng sinh ra từ một dân tộc anh hùng./.
-------------------------
(1), (9), (14): Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 14, tr.435
(2): Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, tập 9, tr. 226.
(3), (12): Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, tập 5, tr. 370, 135.
(4): Võ Nguyên Giáp: Những chặng đường lịch sử, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1977.
(5), (11): Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, tập 7, tr.217, 334.
(6): Trần Thị Minh Tuyết: Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận Chính trị, H.2015, tr.143.
(7), (8), (10): Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, tập 3, tr. 539.
(13): Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, tập 4, tr.116.
Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm một đơn vị bộ đội ở Nam Định (1957).

Ảnh: Bác Hồ thăm và nói chuyện với một đơn vị bộ đội trong kháng chiến chống Pháp.

Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một đơn vị bộ đội Phòng không bảo vệ Thủ đô Hà Nội, ngày 25/9/1966.

Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh trao thưởng cho cán bộ, chiến sĩ các đơn vị phòng không và hải quân trong trận đầu ra quân đánh thắng máy bay Mỹ (2 và 5/8/1964).
Theo TTXVN.
Môi trường ST.

 

Nhà giàn DK1/7, Tiểu đoàn DK1, Vùng 2 Hải quân cấp cứu ngư dân bị tai nạn trên biển

Tiểu đoàn DK1, Vùng 2 Hải quân đã tiếp nhận và cấp cứu an toàn ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị tai nạn lao động trong quá trình đánh bắt cá trên biển.

Theo đó, vào lúc 5 giờ 45 phút ngày 9-10, tàu cá QNg 95139 TS do ông Hồ Văn Châu, sinh năm 1987, quê xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi làm thuyền trưởng, hành nghề câu tại vùng biển thềm lục địa phía Nam của Việt Nam, tiếp cận nhà giàn DK1/7 đề nghị hỗ trợ cấp cứu ngư dân bị tai nạn.

Cán bộ, nhân viên Nhà giàn DK1/7 đã hỗ trợ tàu cá tiếp cận nhà giàn và hỗ trợ đưa ngư dân bị nạn lên cấp cứu. Ngư dân bị nạn là ông Trần Văn Quý, sinh năm 1993, quê xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đang hành nghề câu, bị cá chình cắn rách dài 7 cm, sâu 2 cm mặt trong cổ tay phải.

Nhà giàn DK1/7, Tiểu đoàn DK1, Vùng 2 Hải quân cấp cứu ngư dân bị tai nạn trên biển

 

Ngay sau khi tiếp nhận ngư dân, chỉ huy nhà giàn đã triển khai tổ quân y kiểm tra tình trạng vết thương, tiến hành ga rô cầm máu, rửa vết thương, sát khuẩn bằng thuốc povidone. Qua kiểm tra, vết thương không có dị vật, tổ quân y tiến hành gây tê bằng thuốc lidocain 2%, khâu vết thương 5 mũi bằng chỉ lanh; sát khuẩn, băng ép ổn định vết thương, đồng thời cấp thuốc kháng sinh, giảm đau, chống phù nề, vitamin, băng gạc và hướng dẫn cách thay băng cho ngư dân. Sau cấp cứu, vết thương của bệnh nhân đã cầm máu, tình trạng ngư dân tỉnh táo, sức khỏe ổn định.

Đến 8 giờ 30 phút cùng ngày, Nhà giàn DK1/7 đã bàn giao ngư dân bị nạn về tàu cá an toàn.

Kỷ niệm Ngày truyền thống Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Quân khu 2 ở Lào

 Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ quân khu 2 được thành lập từ năm 1994, thực hiện nhiệm vụ được giao là tìm kiếm, cất bốc, di chuyển hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh tại 6 tỉnh Bắc Lào gồm Oudomxay, Luang Namtha, Bokeo, Luang Prabang, Phongxaly, Xayaboury đưa về nước. Trong 30 năm qua, Đội quy tập quân khu 2 đã tìm kiếm, cất bốc được 1.836 hài cốt liệt sĩ đưa về bàn giao cho 25 tỉnh, thành phố trên cả nước Việt Nam, trong đó có 387 hài cốt liệt sĩ có danh tính.

Phát biểu tại buổi lễ, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái, Phó Chính uỷ Quân khu 2 đã biểu dương, đánh giá cao những kết quả mà Đội quy tập đã đạt được không chỉ đáp ứng nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân và thân nhân các gia đình liệt sỹ mà còn góp phần quan trọng vào việc giữ vững và củng cố tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước Việt Nam – Lào.

Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái đề nghị Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ quân khu 2 cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các sở ban ngành, đoàn thể địa phương để tuyên truyền vận động nhân dân thu thập, cung cấp thông tin để triển khai tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ đạt hiệu quả cao nhất.


Bộ Quốc phòng ban hành biểu trưng Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam

 Bộ Quốc phòng đã ban hành mẫu biểu trưng nhận diện Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Triển khai thực hiện Đề án tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Quốc phòng đã ban hành mẫu Biểu trưng nhận diện Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Mẫu Biểu trưng (logo) được bố cục trong một tổng thể hài hòa vững chãi, biểu đạt cho niềm kiêu hãnh, tự hào và chính nghĩa, với tinh thần luôn sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng, bảo vệ nền hòa bình, độc lập, tự do của Tổ quốc.

Nổi bật là Quân kỳ quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam, hình ảnh mang tính truyền thống, điển hình được tạo hình cách điệu như cánh chim hòa bình; bàn tay khỏe khoắn nắm chắc tay súng bảo vệ Tổ quốc là hình ảnh đại diện của người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, đây là những yếu tố chính được kết hợp chặt chẽ với các họa tiết phụ trợ là chữ số 80 năm (1944-2024) nhằm làm rõ thông điệp về Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

 Giữ vững cột mốc, chủ quyền tiền tiêu của Tổ quốc

Với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và phối hợp chiến đấu cùng với các lực lượng bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, Đảng ủy, chỉ huy Tiểu đoàn DK1 đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị tập trung hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị trung tâm. Toàn Tiểu đoàn luôn coi trọng gắn công tác giáo dục chính trị với công tác tư tưởng, giáo dục truyền thống, thực hiện Phong trào Thi đua Quyết thắng, các cuộc vận động và xây dựng nhà giàn chính quy, mẫu mực.

Tiểu đoàn DK1 vững vàng nơi đầu sóng
Tiểu đoàn DK1 vững vàng nơi đầu sóng


Với đặc thù thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện có nhiều khó khăn, vất vả, các nhà giàn đóng quân phân tán trên vùng biển rộng lớn, song công tác giáo dục chính trị đã luôn được Đảng ủy, chỉ huy Tiểu đoàn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, hiệu quả. Nhiều hình thức giáo dục chính trị đã được triển khai trên cơ sở phù hợp đặc điểm, tình hình đơn vị và trình độ, nhu cầu của cán bộ, chiến sĩ. Trong đó, tập trung vào đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp nhằm xây dựng bản lĩnh, ý thức trách nhiệm, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống đơn vị và “thắp sáng” khát vọng cống hiến ở mỗi quân nhân.

Nhờ vậy, chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị của Tiểu đoàn đã không ngừng được nâng lên. Hằng năm, qua kiểm tra đánh giá, 100% cán bộ, chiến sĩ đều nhận thức rõ, đầy đủ về chức trách nhiệm vụ của cá nhân, đơn vị; luôn phấn đấu rèn luyện bản lĩnh vững vàng, có ý chí quyết tâm cao theo phương châm “trên dưới đồng lòng, lập công tập thể”.

Tiểu đoàn DK1 vững vàng nơi đầu sóng
 

Trước yêu cầu, nhiệm vụ trong điều kiện mới, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn Tiểu đoàn DK1 luôn chú trọng nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực ban, trực chiến; lực lượng, phương tiện trực sẵn sàng chiến đấu theo đúng quy định; tuần tra canh gác bảo đảm an toàn đơn vị. Đơn vị đã tập trung thực hiện có hiệu quả các nội dung, chỉ tiêu của phong trào thi đua trong huấn luyện với chủ đề “Huấn luyện giỏi, an toàn, làm chủ, chính quy, hiện đại”, kịp thời động viên, khích lệ cán bộ, chiến sĩ quán triệt, thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết, mệnh lệnh huấn luyện.

Tiểu đoàn DK1 cũng luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc, để lại tình cảm tốt đẹp với chính quyền, nhân dân địa phương trên các địa bàn đóng quân, nhất là ngư dân trên biển. Các nhà giàn đã kịp thời phối hợp cứu vớt 9 tàu đánh cá Việt Nam bị nạn, cấp cứu điều trị bệnh cho hàng trăm ngư dân; giúp đỡ nước ngọt, nhiên liệu, lương thực, cấp phát thuốc cho hơn 400 lượt tàu đánh cá; đón hơn 500 lượt đoàn dân chính đảng đến thăm, được nhân dân tin yêu, là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, bám biển.

Tiểu đoàn DK1 vững vàng nơi đầu sóng

Giữ vững và phát huy truyền thống “Kiên cường dũng cảm - Vượt mọi khó khăn - Đoàn kết, kỷ luật - Giữ vững chủ quyền”, thời gian tới, Đảng ủy, Chỉ huy Tiểu đoàn DK1 tiếp tục tập trung xây dựng đơn vị vững mạnh về chính trị, làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu của tiểu đoàn. Trọng tâm là quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, tạo sự thống nhất cao về nhận thức tư tưởng và hành động, xây dựng bản lĩnh chính trị, kiên định vững vàng, có ý chí quyết tâm cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trên giao.

Trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, đơn vị tập trung huấn luyện đồng bộ và chuyên sâu, sát với yêu cầu, nhiệm vụ, biên chế tổ chức, trang bị. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ và thực hiện huấn luyện theo phân cấp. Chú trọng huấn luyện thay quân, huấn luyện chuyên ngành, khai thác, sử dụng thành thạo vũ khí trang bị, phương tiện hiện có trên các nhà giàn và trang bị mới. Coi trọng phát huy tinh thần trách nhiệm của mỗi quân nhân; đề cao vai trò nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì; xây dựng tinh thần đoàn kết, dân chủ, kỷ cương để toàn đơn vị hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, giữ vững cột mốc, chủ quyền tiền tiêu của Tổ quốc.