Trải qua hơn 94 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra
nhiều chủ trương, đường lối và biện pháp đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng. Nổi bật là ngày 22-10-2018, Bộ Chính trị khóa XII ban hành Nghị
quyết số 35-NQ/TƯ về "Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.
Cùng với sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong đấu
tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Sự quản lý của Nhà nước thể hiện rõ nét nhất là trong
công tác quản lý, sử dụng internet và mạng xã hội. Theo đó, các cơ quan chức năng, đặc biệt là
Bộ Thông tin và Truyền thông, đã chú trọng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp lý và các giải
pháp kỹ thuật phù hợp; kiên quyết đấu tranh, loại bỏ, ngăn chặn, xử lý đúng pháp luật đối với
nhà mạng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trang thông tin điện tử và các cá nhân lưu trữ, cung
cấp, đăng tải, phát tán thông tin giả mạo, sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, nói xấu, kích động,
chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng trên internet và mạng xã hội.
Bên cạnh đó, xuất phát từ quan điểm “dân là gốc”, là trung tâm, là chủ thể, vừa tham gia, vừa thụ
hưởng thành quả của sự phát triển, để nâng cao “sức đề kháng” trong bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, đặc biệt
là đấu tranh trên không gian mạng, một trong những "liều vắc xin” là phải cung cấp đầy đủ, kịp
thời thông tin chính thống để nâng cao nhận thức, tri thức cho nhân dân. Điều này có ý nghĩa
quan trọng giúp mỗi người dân đủ sức nhận thức, phân biệt đúng - sai, tích cực - tiêu cực, tốt -
xấu, từ đó tạo nên “sức đề kháng”, dần dần hình thành cơ chế “tự miễn dịch” trước những thông
tin xấu độc, những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch. Đây là chìa khóa căn cơ lâu dài để
tăng “sức đề kháng” trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đối với nhân dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét