Các dân
tộc ngày càng hiểu rõ giá trị của độc lập, tự chủ, tự cường. Bài học thực tiễn
sâu sắc là mất độc lập, tự chủ, đất nước thường rơi vào cảnh đói nghèo, bất
công, vị thế trên trường quốc tế giảm sút... Đồng thời, những tấm gương về một
dân tộc như Việt Nam, Cu Ba... đã chủ động, sáng tạo đấu tranh thắng lợi các
nước đế quốc giàu mạnh để giành độc lập, tự chủ và phát triển đang cổ vũ cho
các dân tộc khác noi theo.
Hiện
nay, các dân tộc đang tích cực đấu tranh đòi độc lập, tự chủ chống lại mưu đồ
áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản, đứng đầu là đế quốc Mỹ. Ngay cả các nước
tư bản là đồng minh của Mỹ cũng muốn khẳng định mình, kiên quyết chống lại sự
can thiệp, áp đặt hoặc khống chế của Mỹ. Tuy gặp nhiều khó khăn, song các nước
khác vẫn quyết tâm chống lại các hình thức can thiệp, áp đặt của các nước tư
bản, đòi thiết lập trật tự thế giới mới công bằng, bình đẳng, giữ gìn độc lập
tự chủ. Vì vậy, “Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân
số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4
nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do
đó chi phối toàn xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99
chống lại 1” diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư
bản. Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều
kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống
rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng
tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước
tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là “tự do”, “dân chủ” dù có thể
thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng
sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản”[1].
[1] Nguyễn Phú Trọng,
Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà
Nội, 2022, tr.21.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét