Từ chỗ là một người bộ hành thầm lặng kể từ năm 2017, ông Thích Minh Tuệ đã trở thành một hiện tượng trên mạng xã hội, qua hình ảnh một khất sĩ đầu trần chân đất, đắp tấm y chắp vá từ nhiều mảnh vải nhặt được, và ôm ruột nồi cơm điện, đi khất thực dọc theo các tuyến đường. Ông Thích Minh Tuệ tên thật là Lê Anh Tú, 43 tuổi, quê gốc ở tỉnh Hà Tĩnh, đăng ký thường trú tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, và từng là nhân viên đo đạc địa chính. Bản thân ông Tú không tự nhận mình là một vị sư, không phải là “thầy” và cũng không có “đệ tử”, ông chỉ bộ hành để “tập học” theo lời dạy của Đức Phật, vừa là để “rèn luyện sức khỏe”. Hình ảnh đó đã gây được thiện cảm trong một bộ phận cộng đồng mạng và người dân, trong khi cũng có những luồng ý kiến bày tỏ sự hoài nghi hoặc chê trách, phản đối pháp tu của ông.
Nhưng điều đáng
nói ở đây là khi hình ảnh của “sư Minh Tuệ” xôn xao trên mạng, cũng là lúc bùng
nổ một làn sóng truyền thông của các thế lực thù địch nhằm vào Giáo hội Phật
giáo Việt Nam, nhằm vào các nhà tu hành Phật giáo và tín đồ đạo Phật. Vô số
những bài đăng, các video clip được cắt, ghép, dựng, đăng tải những thông tin
mang tính chất so sánh phiến diện, tiêu cực nhằm chỉ trích, phỉ báng, làm xói
mòn niềm tin, chia rẽ cộng đồng Phật tử và hạ uy tín Phật giáo. Không chỉ vậy,
làn sóng chống phá hiện nay của các thế lực thù địch còn lợi dụng hình ảnh “Thích
Minh Tuệ” để so sánh với những hình ảnh, phát ngôn chưa chuẩn mực của một số ít
tăng sĩ, cố tình tạo ra một sự đối lập, tương phản hòng bôi xấu, “nhuộm đen”
cộng đồng tu sĩ Phật giáo nói chung, từ đó gây chia rẽ, gây mất niềm tin đối
với người dân và Phật tử.
Nguy hiểm hơn,
lợi dụng những “ồn ào” về “hiện tượng Thích Minh Tuệ”, các thế lực, phần tử thù
địch cũng nhắm tới mưu đồ chia rẽ tôn giáo với Đảng, Nhà nước. Mới đây, liên
quan đến vụ “Minh Tuệ”, đài RFA đã không ngần ngại tung video khai thác bình
luận của một cựu nhạc sĩ có tiếng đã chạy ra hải ngoại, với những lời lẽ phỉ
báng, miệt thị Giáo hội Phật giáo và Nhà nước ta. Mặt khác, những tư tưởng, mưu
đồ chống phá Đảng, Nhà nước ta về chính sách tôn giáo cũng bộc lộ. Trong vụ
việc “Minh Tuệ”, sau khi có thông tin cán bộ tại một địa phương ngăn cản đám
đông bộ hành gây lộn xộn tại một nghĩa trang, thì trang fanpage phản động “Việt
Tân” đã giật tiêu đề “chính quyền không cho thầy Minh Tuệ dừng chân qua đêm”,
kích động nhiều bình luận chống phá.
Việc người bộ
hành “Thích Minh Tuệ” tự tu học Phật, với những phát ngôn, hành xử của ông là
đúng hay sai, điều đó cần được soi chiếu bằng giáo luật và pháp luật. Nhưng với
những diễn biến vừa qua, có thể khẳng định hiện tượng “Thích Minh Tuệ” chính là
cơ hội để các thế lực thù địch, những phần tử bất mãn chớp thời cơ, tận dụng
một cách triệt để qua truyền thông xã hội để chia rẽ, hạ uy tín cộng đồng Phật
giáo, phá hoại chính sách đoàn kết toàn dân, chống phá chính sách của Đảng, Nhà
nước.
Không phải ngẫu nhiên mà vừa qua, một
số địa phương đã ban hành công văn chỉ đạo không để các thế lực xấu lợi dụng,
xúi giục, lôi kéo gây mất đoàn kết tôn giáo và vi phạm pháp luật. Trên thực tế
đã có dấu hiệu hiện tượng này xảy ra. Như ở tỉnh Hà Tĩnh, cơ quan chức năng cho
biết đã lập biên bản, xử lý thu hồi hàng trăm cuốn sách tuyên truyền đạo trái
phép. Đã xuất hiện một nhóm người xưng là “sư” và cái gọi là Đạo Nhân Quả chuẩn
bị, đi theo đoàn bộ hành Thích Minh Tuệ thậm chí còn in tài liệu tuyên truyền “thầy
Thích Minh Tuệ và đạo Nhân Quả”.
Đặc biệt, đối với địa bàn miền Trung,
chúng ta không thể không cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn lợi dụng tôn giáo để
kích động chống phá. Trên thực tế, các phần tử phản động trong và ngoài nước đã
kích động một số chức sắc, nhà tu hành xúi giục đồng bào theo đạo biểu tình,
phản đối các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, gây mất
ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong sự cố ô nhiễm môi
trường biển miền Trung năm 2016 do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa
Hà Tĩnh gây ra. Chúng kích động, lôi kéo dẫn đến hàng nghìn tín đồ Công giáo tụ
tập, biểu tình, ngăn chặn các phương tiện giao thông qua lại, đập phá tài sản
công, tấn công lực lượng chức năng...
Vì vậy, cùng với việc tôn trọng tự do
tôn giáo, tín ngưỡng, tạo điều kiện cho người dân sinh hoạt tôn giáo lành mạnh,
tốt đời đẹp đạo, đấu tranh với các hành vi cực đoan, gây chia rẽ tôn giáo, xúc
phạm tổ chức, cá nhân nhưng chúng ta cũng phải hết sức cảnh giác với những nguy
cơ, lỗ hổng để kẻ xấu lợi dụng, kích động, gây mất ổn định an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét