Những ngày qua, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) tiến hành thảo luận, bàn bạc, quyết nghị nhiều nội dung quan trọng, có liên quan đến những vấn đề hệ trọng của đất nước, như: phát triển kinh tế - xã hội, cải cách tiền lương, chính sách đại đoàn kết dân tộc, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, xem xét quy hoạch nhân sự Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIV),…. Trong đó, việc xem xét quy hoạch nhân sự Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIV) là công việc hoàn toàn bình thường, diễn ra theo kế hoạch, lịch trình trong các hội nghị, kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương đã được xây dựng trong cả nhiệm kỳ.
Tuy nhiên, với bản chất, âm mưu, dã tâm xấu các thế lực thù địch triệt để lợi dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube, Instagram,… để tung tin xuyên tạc, kích động, hòng chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ nội bộ trong Đảng nhằm thu hút sự chú ý, gây hoang mang dư luận xã hội, tạo sự hoài nghi trong các tầng lớp nhân dân. Chiêu trò, thủ đoạn chủ yếu của chúng là lợi dụng việc Đảng ta đang đẩy mạnh công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đã phát hiện, xử lý kỷ luật một số ủy viên Trung ương đã suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực,… từ đó, suy diễn, quy chụp rằng: đây là sự tranh giành, đấu đá, hạ bệ nhau giữa các phe cánh trong Đảng. Và lần này cũng vậy, ngay sau khi Hội nghị Trung ương 8 (khóa XIII) khai mạc sáng ngày 02/10 thì ngày 03/10, trang facebook Việt Tân đăng status: “Nội bộ của Đảng đang bắt đầu tranh giành quyền lực. Họ sẽ tìm mọi cách, mọi thủ đoạn để triệt hạ lẫn nhau”. Vẫn sử dụng lại “bình cũ” đó, nhưng thay “rượu mới”; chúng rêu rao rằng, “Đảng đã làm thay Nhà nước, làm thay Quốc hội”. Với mục đích không thay đổi là chống phá, xuyên tạc công tác nhân sự của Đảng, câu view, câu like, thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận xã hội.
Trước hết, cần khẳng định rằng, những luận điệu của
các thế lực phản động đăng tải trên mạng xã hội là hoàn toàn bịa đặt, vu khống;
dù chúng có những chiêu trò, âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt đến đâu thì
cũng không thể xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, không thể bôi nhọ thân
thế, sự nghiệp của các đồng chí cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước; hơn nữa “Trò
cũ diễn mãi cũng nhàm” nên mọi chiêu trò xuyên tạc của Việt Tân chỉ tốn công,
vô ích.
Trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, các
thế lực thù địch đã, đang và sẽ tiếp tục sử dụng mạng xã hội như là một công cụ
hữu hiệu nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” để tiến hành các hoạt động chống phá sự nghiệp cách mạng nước
ta; trong đó chúng tập trung lan truyền, phát tán các thông tin xấu, độc hại,
bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Nội dung những thông tin bịa đặt này thường nặc
danh với mục đích chửi bới, nhục mạ, thậm chí là kích động người khác với những
ý đồ xấu.
Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ LLVT và quần
chúng nhân dân cần phải hết sức tỉnh táo và cảnh giác, không nên nhẹ dạ cả tin,
kiên quyết đấu tranh đập tan mọi ý đồ xuyên tạc, vu khống của các đối tượng xấu.
Cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì các cấp cần làm tốt công tác giáo dục
chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên. Thông qua sinh hoạt đảng cần chủ động
cung cấp đầy đủ những thông tin, giải tỏa dư luận xã hội trước những luồng
thông tin trái chiều bịa đặt trên mạng xã hội. Tăng cường hoạt động của lực lượng
đấu tranh chuyên sâu, phản bác lại các quan điểm sai trái, phản động; làm tốt
công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần có biện pháp
tăng cường công tác quản lý việc đăng tải các thông tin trên các blog, facebook
cá nhân; kịp thời ngăn chặn những hành vi tán phát các thông tin, hình ảnh có nội
dung tiêu cực, phản cảm; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng mạng để
tung tin thất thiệt, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, trên
cơ sở đó, tiếp tục giữ vững niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, ra
sức cống hiến để góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
Để
xây dựng và phát huy nguồn lực con người thực sự chất lượng, đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ của đất nước, xây dựng và chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là triển khai thật
tốt nhiệm vụ “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp
chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ...; phát huy
nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con
người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi
trường văn hóa lành mạnh”, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một
là, đối với vấn đề giáo dục.
Việc
chuyển đổi nền giáo dục truyền thống sang nền giáo dục hiện đại không phải dễ
dàng, nhưng không thể không làm, mà phải làm thực sự quyết liệt ngay từ bây
giờ; đổi mới từ cấp tiểu học trở lên để hình thành nhân cách con người Việt Nam
có lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Giáo dục phải giúp cho sự định hướng xã hội,
sử dụng truyền thống như là tiền đề, sức mạnh có khả năng thích ứng với sự thay
đổi của tiến bộ thế giới, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Bên
cạnh đó, Chính phủ cần khuyến khích và tạo điều kiện cho việc hình thành hệ
thống giáo dục theo mô hình doanh nghiệp, liên kết đào tạo những lĩnh vực mà xã
hội, doanh nghiệp cần, nhất là lực lượng lao động có tay nghề cao, chuyên môn
giỏi, đồng thời khích lệ hoạt động sáng tạo của người lao động để thích ứng với
mọi điều kiện; rèn luyện tính tự lực, tự cường, tìm tòi sáng tạo cùng với việc
chú trọng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ các nhà khoa học, nhà
sáng chế, các chuyên gia nước ngoài để giảng dạy, truyền đạt và tương tác trong
lao động, trong giáo dục ở nước ta.
Hai
là, cần có chủ trương khuyến khích các nhà khoa học, học giả trong và ngoài
nước cùng tham gia đóng góp vào xây dựng các chính sách, chiến lược phát triển
quốc gia. Để làm tốt vấn đề này, cần có những chính sách thu hút, đãi ngộ nhân
tài thống nhất từ Trung ương xuống các địa phương.
Ba
là,phải thực sự lựa chọn được những cán bộ có đức, có tài để phục vụ nhân dân,
phát triển đất nước. Vì vậy, ngay từ khâu tuyển chọn, bổ nhiệm phải thực hiện
nghiêm túc, khách quan, minh bạch, công bằng, công tâm, trong đó coi trọng công
tác thẩm định, thực hiện quy trình từ dưới lên và lấy ý kiến tham khảo rộng rãi
trong nhân dân nơi cư trú; tổ chức mở rộng các hình thức thi tuyển, đặc biệt là
các chức danh lãnh đạo, quản lý với quy trình chặt chẽ và theo đúng tiêu chuẩn,
yêu cầu đề ra, từ đó lựa chọn được những cán bộ thực sự có năng lực, nhiệt
huyết với công việc. Làm tốt công tác thi tuyển sẽ tránh được tình trạng “gửi
gắm” hoặc “thân quen” khi tuyển dụng, bổ nhiệm. Mặt khác, trong quy trình bổ
nhiệm, xét duyệt các hồ sơ dự tuyển chúng ta không nên quá coi trọng vấn đề
bằng cấp, loại hình đào tạo, điều quan trọng là phải chú trọng đến yếu tố cần
thiết như: năng lực thực sự, tố chất quản lý, đạo đức cách mạng, lòng nhiệt
huyết, say mê với công việc, vị trí khi đảm đương v.v.. Bên cạnh đó, trong chủ
trương luân chuyển cán bộ kết hợp với bố trí một số chức danh lãnh đạo không là
người địa phương phải được triển khai quyết liệt và rộng khắp trong cả nước./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét