Kêu gọi, đòi trả tự do cho những đối tượng vi phạm pháp luật, phạm tội, các bị cáo đã có phán quyết của tòa án và phạm nhân đang thụ án trong các trại giam là chiêu trò quen thuộc của các thế lực thù địch, phản động, được thể hiện rõ trong việc lợi dụng vấn đề nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Vẫn chiêu trò cũ rích đó, Ngày 29/6 vừa qua, trên trang chủ của Đài Châu á tự do (RFA) và Trang VOA Tiếng việt đồng loạt đăng tải bài viết với tiêu đề “Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos kêu gọi phóng thích các nhà hoạt động Việt Nam” như Y Krếch Byă, Phạm Thị Đoan Trang...
Bằng ngòi bút dị tật của mình, cùng với luận điểm
phiến diện của Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos, chúng cho rằng, Y Krếch Byă bị bắt
giữ vì lãnh đạo cộng đồng tôn giáo của họ, đồng thời bị tra tấn và bỏ mặc về
mặt y tế và Phạm Đoan Trang “bị bỏ tù vô cớ vì làm công việc báo chí và bị tra
tấn, bỏ bê về mặt y tế kể từ khi bị bắt vào năm 2020”. Các cáo buộc này thực sự
không dựa trên các bằng chứng xác thực và không phản ánh đúng bản chất của sự
việc, là những thông tin hồ đồ, vô căn cứ, có thể nói là “Hoang đường” của
những kẻ phản động mà mục đích của chúng là lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin
nghe theo chúng, chống phá đường lối đúng đắn của Đảng và luật pháp công bằng,
nghiêm minh đang được thực thi ở Việt Nam.
Theo Hiến pháp năm 2013 của nước ta quy định rõ về
quyền con người: “Mọi người không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay
bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự,
nhân phẩm”. Nước Việt Nam ta nói riêng và các nước XHCN nói chung đều đối xử
nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của người bị giam giữ. Vì vậy, mọi người cần
phải có nhận thức đúng đắn.
Chúng ta biết rằng, Y Krếch Byă bị bắt giữ không
phải vì lý do tôn giáo mà vì vi phạm pháp luật Việt Nam, phạm tội danh quy định
trong Bộ luật Hình sự. Cơ quan tiến hành tố tụng xác định, Y Krếch Byă và một
số đối tượng đã có hành vi phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc, tổ chức hàng
trăm buổi hội họp tập huấn trực tuyến, chỉ đạo thu thập các thông tin, tài liệu
nhằm xuyên tạc, gây chia rẽ giữa người dân với chính quyền và lực lượng vũ
trang, chia rẽ giữa người dân theo các tôn giáo khác nhau; Y còn có hành vi
trực tiếp lôi kéo phát triển mạng lưới cơ sở theo chỉ đạo của nhóm Fulro lưu
vong. Việc bắt giữ và xử lý đối tượng là hoàn toàn tuân thủ các quy định của
pháp luật và không liên quan đến vấn đề tôn giáo.
Còn bị cáo Phạm Thị Đoan Trang không bị bắt giữ vì
hoạt động báo chí mà do những hoạt động vi phạm pháp luật Việt Nam. Cơ quan
tiến hành tố tụng khẳng định, trong khoảng thời gian từ ngày 16/11/2017 đến
5/12/2018, Trang có hành vi làm, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có
nội dung tuyên truyền chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang
trong nhân dân, thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam. Phạm Thị Đoan Trang còn trả lời phỏng vấn trên truyền thông nước
ngoài với nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước, phỉ báng chính
quyền nhân dân...
Từ những dẫn chứng trên chúng ta thấy rằng, các báo
cáo của Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos và những bài viết đăng tải trên RFA, VOA
Tiếng Việt là thiếu khách quan và không dựa trên các bằng chứng xác thực với
những gì đang diễn ra thực tế tại Việt Nam hiện nay. Họ dựa vào các thông tin
một chiều từ các tổ chức, cá nhân chống phá Việt Nam dễ dẫn đến những nhận định
sai lệch. Thực tế, Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos đang thiếu bằng chứng thuyết
phục để đưa ra cáo buộc về tình trạng sức khỏe, y tế, các điều kiện của các
phạm nhân Y Krếch Byă, Phạm Thị Đoan Trang. Các báo cáo nhân quyền đang bị lạm
dụng bởi những định kiến, ý chí cá nhân và bị chi phối bởi các mục đích chính
trị nhằm gây sức ép và tạo áp lực đối với Việt Nam trên trường quốc tế. Không
thể sử dụng chiêu bài “nhân quyền” để đưa ra các đánh giá sai trái, lấy cớ can
thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền. Đây là những chiêu
trò xưa cũ cần tiếp tục bị đấu tranh, phê phán.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét