Đó là khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chính sách của Chính phủ đối với thành phần tham gia Chính phủ trong lần trả lời phóng viên Báo Độc lập, ngày 28-8-1947 về thành phần tham gia Chính phủ mở rộng.
Hồ Chí Minh luôn nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của đoàn kết trong sự nghiệp cách mạng. Đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là chiến lược, là yêu cầu khách quan của cách mạng Việt Nam; xuyên suốt, nhất quán trong tư duy, lý luận của Người, có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn sâu sắc. Do vậy, trong thành phần Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, có các vị là quan lại của chế độ cũ, là người theo công giáo.
Với quan điểm, tư tưởng phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xây dựng một khối đại đoàn kết với sức mạnh to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta vẫn tiếp tục khẳng định đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam trong nước và ngoài nước trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng ta luôn coi trọng, đề cao tinh thần yêu nước, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung và lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng cho các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích của quốc gia, dân tộc. Đảng lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng.
Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, là lực lượng nòng cốt trong tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Thông qua công tác dân vận, tham gia xây dựng hệ thống chính trị, tăng cường quốc phòng-an ninh, phát triển kinh tế-xã hội, giúp nhân dân xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; thực hiện công tác dân tộc, tôn giáo trên các địa bàn, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…, cán bộ, chiến sĩ toàn quân đã góp phần tích cực xây dựng khối đoàn kết các dân tộc Việt Nam, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét