Thứ Ba, 2 tháng 7, 2024

CHỦ NGHĨA CƠ HỘI XÉT LẠI

 


Báo cáo tại Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương (mở rộng), tháng 12/1957, Đảng ta chỉ rõ: “chủ nghĩa xét lại thì chính là một biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh, làm lu mờ lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tước bỏ hoặc làm nhụt vũ khí tư tưởng của người cộng sản” (1). Trong giai đoạn hiện nay, các phần tử xét lại, nhất là xét lại lịch sử có xu hướng gia tăng và trên thực tế đã để lại những hậu quả nghiêm trọng; do đó, nhận diện và đấu tranh với phần tử xét lại lịch sử là vấn có tính cấp bách hơn bao giờ hết.

Những “con rắn nước” là ai?

Theo Chủ nghĩa cộng sản khoa học – Từ điển: “Chủ nghĩa xét lại là trào lưu tư tưởng – chính trị thù địch với chủ nghĩa Marx-Lenin, xuất hiện trong nội bộ phong trào công nhân và cộng sản dưới chiêu bài “xét lại” hoặc thậm chí “phát triển” học thuyết mácxítlêninnít. Chủ nghĩa xét lại là một biến dạng của chủ nghĩa cơ hội” (2). Chủ nghĩa xét lại là một biến dạng của chủ nghĩa cơ hội, do đó, V.I.Lenin khẳng định: “Khi nói đến đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội thì không được bao giờ quên đặc điểm của tất cả chủ nghĩa cơ hội hiện đại trong mọi lĩnh vực là: nó mang tính chất không rõ ràng, lờ mờ và không thể hiểu nổi. Do bản chất của mình, phái chủ nghĩa cơ hội bao giờ cũng tránh đặt vấn đề một cách rõ ràng và dứt khoát, bao giờ nó cũng trên con đường trung dung, nó quanh co uốn khúc như con rắn nước giữa hai quan điểm đối chọi nhau. Nó tìm cách “thoả thuận” với cả quan điểm này với quan điểm kia, nó quy những sự bất đồng ý kiến của mình lại thành những điều sửa đổi nhỏ nhặt, những sự hoài nghi, những nguyện vọng thành tâm và vô hại.v.v…” (3). Đối chiếu chủ nghĩa xét lại ở một lĩnh vực đặc thù – lĩnh vực lịch sử, chúng ta khẳng định rằng, ở Việt Nam không có cơ sở khách quan và chủ quan cho sự tồn tại của xét lại với tính cách là chủ nghĩa, song vẫn tồn tại những kẻ xét lại và chúng ta có thể nhận diện như sau:

Chủ thể xét lại lịch sử. Nếu như trước đây trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế là một bộ phận trí thức tiểu tư sản, “công nhân cổ cồn” (trước đây các nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx-Lenin gọi họ là tầng lớp “công nhân quý tộc”) thì ở Việt Nam cả trước đây và hiện nay chủ thể xét lại lịch sử đều là nhân sĩ, trí thức tiểu tư sản, có cả trí thức cũ tức “trí thức tư sản” được phương Tây đào tạo, sử dụng, cả trí thức do các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và do Việt Nam đào tạo trong chế độ xã hội mới nhưng chưa “cải tạo được tư tưởng”, vẫn “lập lờ như con rắn nước” hoặc đã “trở cờ” tức đã rơi vào “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Song, bất luận ở mọi thời kỳ, chủ nghĩa cơ hội, xét lại là trào lưu tư tưởng đối lập với chủ nghĩa Mác – Lênin, là tàn dư của tư tưởng tư sản, tiểu tư sản trong phong trào công nhân, là sự hy sinh quyền lợi cơ bản lâu dài của phong trào công nhân vì những lợi ích trước mắt, cục bộ của một bộ phận, là sự đầu hàng trước hệ tư tưởng tư sản và sự phản bội chủ nghĩa Mác-Lênin.

Hồ Đăng Định tặng và bán ấn phẩm “Cõi nhớ” chưa được cấp phép phát hành trong ngày lễ ra mắt. Đây là hành vi vi phạm pháp luật.

Đối tượng của xét lại lịch sử. Xét lại toàn bộ, hay từng bộ phận hoặc chi tiết của sự kiện, biểu tượng, nhân vật lịch sử của dân tộc, nhất là lịch sử Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo.

Phương thức xét lại lịch sử. Cả bí mật, cả công khai; nhân danh “đổi mới”, “nhận thức lại”, “tiếp cận lại”, hay “xem xét khách quan” hoặc “cách tiếp cận mới” một số sự kiện, nhân vật lịch sử đã xảy ra vốn còn tranh cãi, hoặc chúng cố tình tạo ra các tranh cãi để làm phân tán, tạo ra 2 luồng tư tưởng, dư luận xã hội đối nghịch. Phương tiện tán phát các luận điệu xét lại lịch sử chủ yếu trên báo chí, truyền thông và mạng xã hội phổ biến như facebook, zalo, tiktok, instagram.., cả ở trong nước và ở nước ngoài, nhất là các hội nhóm kín hoặc mỗi khi “trà dư, tửu hậu” hay “thông tấn vỉa hè”, thậm chí chính đội ngũ cán bộ, đảng viên… để bàn ra, tán vào, xuyên tạc lịch sử.

Cơ sở xét lại lịch sử. Trong lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, chủ nghĩa xét lại là sản phẩm của những điểu kiện kinh tế và chính trị – xã hội của chủ nghĩa đề quốc, cơ sở xã hội của nó là bộ phận được hưởng đặc quyển trong giai cấp công nhân – tầng lớp “công nhân quý tộc” và “công nhân quan liêu”. Việc các đảng tư sản cầm quyền áp dụng các phương pháp của “chủ nghĩa tự do”, chính sách cải cách, cũng làm tăng thêm chủ nghĩa xét lại. Cuộc đầu tranh giữa hệ tư tưởng tư sản và hệ tư tưởng cộng sản cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc làm nảy sinh ra chú nghĩa xét lại. Một mặt, mỗi thắng lợi mới của chủ nghĩa Marx-Lenin thường buộc kẻ thù của nó phái khoác cái áo nhà mác-xít, nhà xã hội chủ nghĩa. Theo đó, cơ sở lý luận của chủ nghĩa cơ hội là triết học thực chứng, chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện; tức họ xa rời phương pháp luận mácxít…

Mặt khác, những phần tử không vững vàng hoặc yếu đuối vể phương diện lý luận trong phong trào cộng sản không chịu nổi áp lực của hệ tư tưởng tư sản và rơi vào lập trường xét lại. Chủ nghĩa xét lại xuất hiện còn do có những bước ngoặt trong phong trào công nhân và cộng sản, vào những lúc mà một số đảng viên cộng sản không đủ khả năng nhận thức đúng những hiện tượng mới của thực tại, những thay đổi trong sách lược của các đảng cộng sản. Chủ nghĩa dân tộc cũng có thể trở thành nguồn nuôi dưỡng chú nghĩa xét lại. Ở Việt Nam, những kẻ xét lại lịch sử cũng dựa vào cơ sở đó để thực hiện mưu đồ đen tối của mình, nhất là những thời điểm có tính chất bước ngoặt của cách mạng.

Thủ đoạn xét lại lịch sử. Thủ đoạn quen thuộc của chúng là xuyên tạc, bôi đen lịch sử tiến đến phủ nhận lịch sử, cho những năm tháng hào hùng của cách mạng vô sản dựng nước và giữ nước là “thời kỳ đen tối”, “sai lầm” không thể chấp nhận; chúng còn tung ra các luận điệu xảo trá khác,… Ở trong nước, những trí thức, những nhà khoa học, nhất là khoa học lịch sử đã thoái hóa, biến chất đã từ bỏ tính giai cấp, tính đảng cộng sản và tính khách quan khi nghiên cứu lịch sử, cố tình “lật sử”; một mặt, chúng tìm mọi cách để xuyên tạc lịch sử, “giải thiêng lịch sử”, “giải thiêng anh hùng dân tộc”, hạ bệ lãnh tụ, nói xấu Đảng Cộng sản Việt Nam. Mặt khác, cổ súy, tô hồng công lao của những kẻ đã từng làm tay sai cho giặc, những kẻ nợ máu với đồng bào ta… đúng như nhận định của nhà thơ Tố Hữu: “Cả đàn sói chồm lên, cắn vào lịch sử. Cào chiến công, xé cả xác anh hùng” (Chân lý vẫn xanh tươi).

 Âm mưu và tính nguy hại của xét lại lịch sử. Bôi đen, phủ nhận lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm cho người dân, nhất là thế hệ trẻ quên lãng, hiểu sai về lịch sử; từ đó, làm mất lòng tự hào, tự tôn dân tộc, sẵn sàng “rút gạch chân tường”, phá hủy cơ đồ đất nước, sự nghiệp cách mạng, đưa dân tộc ta và chế độ ta đến diệt vong.

Cam tâm theo giặc kiểu Tôn Thọ Tường, Phan Hiển Đạo, Trương Vĩnh Ký khó lòng tránh khỏi sự khinh bỉ và căm ghét của nhân dân/.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét