Thứ Tư, 31 tháng 7, 2024

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, tư

 


Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba xuất hiện vào khoảng từ năm 1969, với sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin, sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất.

Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân và Internet.

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba đưa tới cho nhân loại nền sản xuất tự động, tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực xã hội, đồng thời kéo theo sự thay đổi cơ cấu của nền sản xuất xã hội.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (ra đời và phát triển trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba). Khái niệm Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (hay cách mạng công nghiệp 4.0) xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0” được sử dụng lần đầu vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover.[1] 5 năm sau, tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 46 tổ chức ở Davos, Thụy Sỹ, ngày 20/1/2016, với sự có mặt của 40 nguyên thủ quốc gia và hơn 2.500 quan khách từ hơn 100 nước trên thế giới với chủ đề “Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã đưa ra một định nghĩa mới, mở rộng hơn khái niệm Công nghiệp 4.0 của Đức đồng thời khẳng định: Nhân loại đang đứng trước một cuộc cách mạng công nghiệp mới, có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống, làm việc và quan hệ với nhau. Quy mô, phạm vi và sự phức tạp của lần chuyển đổi này không giống như bất kỳ điều gì mà loài người đã từng trải qua.

Đến đây nội hàm khái niệm Cách mạng mạng công nghiệp lần thứ 4 chính thức được nhận diện. Công nghiệp 4.0 đã vượt ra khỏi khuôn khổ dự án của Đức với sự tham gia của nhiều nước và trở thành một phần quan trọng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Từ đó đến nay, nhiều nghiên cứu cho rằng thế giới đang bước sang một cuộc cách mạng mới - “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ra đời khi công nghệ đạt được những bước phát triển vượt bậc, có sự kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đưa đến cho nhân loại nền sản xuất thông minh, được dự báo sẽ tạo ra sự biến đổi mạnh mẽ về lực lượng sản xuất và cách thức tổ chức sản xuất của con người.



[1] Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng chưa từng có trong lịch sử từ năm 2011, thuật ngữ “cách mạng công nghiệp lần thứ tư” đã được đề cập và sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Khái niệm “công nghiệp 4.0” (industry 4.0) hay nhà máy thông minh lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ công nghiệp Hannover (Cộng hòa Liên bang Đức) vào năm 2011. Năm 2013, thuật ngữ công nghiệp 4.0 bắt đầu được tìm hiểu và tìm kiếm rộng rãi xuất phát từ một báo cáo của Chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người. Tại Diễn đàn kinh tế thế giới lần thứ 46 ở thành phố Davos-Klosters, Thụy Sĩ (tháng 01/2016) với chủ đề “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Giáo sư Klaus Schwab - Chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới đã đưa ra một khái niệm mới, mang tính phổ quát hơn: “Một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với hệ thống vật lý không gian ảo, internet kết nối vạn vật (IoT) và internet các dịch vụ (IoS).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét