Hiện nay, trước sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường đã tác động không nhỏ đến đời sống của mọi người dân Việt Nam nói chung và cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng. Hệ lụy của sự ảnh hưởng đó dẫn đến tình hình vi phạm kỷ luật của các quân nhân ở đơn vị cơ sở trong quân đội ngày càng diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, việc phòng, chống vi phạm kỷ luật nghiêm trọng là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, thực hiện nền nếp chính quy và rèn luyện kỷ luật trong quân đội ta. Để góp phần khắc phục tình hình vi phạm kỷ luật nghiêm trọng ở đơn vị cơ sở cần thực hiện tốt một số biện pháp cơ bản sau đây:
Một
là, thường xuyên làm tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Nhà nước, kỷ
luật quân đội cho quân nhân: Phổ biến, giáo dục pháp luật và giáo dục
kỷ luật quân đội cho cán bộ, chiến sĩ nhằm củng cố, tăng cường kỷ luật quân
đội, hình thành và phát triển ý thức, lối sống pháp luật đúng đắn cho quân
nhân. Thực tiễn ở những đơn vị cơ sở thực hiện nghiêm túc chế độ công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật, kỷ luật, thì tình hình kỷ luật của đơn vị có chiều
hướng tốt, ít hoặc không xảy ra vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Ngược lại, khi
các cấp lãnh đạo, chỉ huy đơn vị thực hiện chiếu lệ, biện pháp thiếu tính cụ
thể, hoặc chỉ tiến hành kiểu “thời vụ”... thì nội bộ đơn vị thường nảy sinh
nhiều vấn đề. Các cơ quan, đơn vị phải thường xuyên tổ chức quán triệt sâu sắc
các chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ và Bộ Quốc phòng về công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật, kỷ luật quân đội. Kết hợp chặt chẽ với công tác giáo
dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống. Phát huy tốt vai trò của các
cơ quan chức năng như (Tuyên huấn, Kiểm sát, Điều tra hình sự), vận dụng nhiều
hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kỷ luật phù hợp với từng đối tượng,
với tình hình và nhiệm vụ đơn vị để tạo nên một hợp lực tác động vào nhận thức,
thái độ, hành vi quân nhân nhằm hạn chế và dứt điểm vi phạm kỷ luật nghiêm
trọng.
Hai
là, phát huy tính tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nâng cao hiệu lực
lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng, hệ thống chỉ huy ở đơn vị cơ sở: Hiệu
lực lãnh đạo của tổ chức đảng các cấp trong công tác quản lý, rèn luyện kỷ luật
chỉ được nâng cao khi đội ngũ cán bộ đảng viên của đơn vị nêu cao vai trò tiền
phong gương mẫu ở mọi lúc, mọi nơi trong xây dựng nền nếp chính quy, rèn luyện
kỷ luật. Cấp ủy đảng các cấp phải có những biện pháp quản lý chặt chẽ cán bộ,
đảng viên, không bao che hoặc giảm nhẹ mức độ vi phạm khi có đảng viên, cán bộ
mắc khuyết điểm. Người chỉ huy đơn vị phải gương mẫu về mọi mặt, có trình độ
quản lý, chỉ huy đơn vị tốt, phải nắm vững và dựa chắc vào pháp luật Nhà nước,
điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp
trên trong tổ chức duy trì kỷ luật đơn vị. Nâng cao trình độ quản lý về chính
trị, tư tưởng, đạo đức lối sống quân nhân, về năng lực chuyên môn và cơ sở vật
chất kỹ thuật; có sự phân cấp quản lý rõ ràng để quản lý tốt mọi hoạt động của
bộ đội, nhất là trong giờ nghỉ, ngày nghỉ. Cần có sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ
giữa tổ chức đảng với đoàn thể quần chúng, giữa đơn vị với gia đình, địa
phương. Thường xuyên quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội,
thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở...
Ba
là, giáo dục hình thành nhu cầu chấp hành kỷ luật cho bộ đội, hạn chế những
“mầm mống” dẫn đến vi phạm kỷ luật: Một trong những
nguyên nhân dẫn đến vi phạm kỷ luật do họ chưa coi chấp hành kỷ luật là một nhu
cầu, một giá trị nhân cách và sự đòi hỏi tất yếu của người quân nhân cách
mạng. Họ coi kỷ luật chỉ thuần túy là sự bắt buộc, áp đặt đối với mỗi cá nhân,
từ đó chấp hành kỷ luật không tích cực, tự giác, thực hiện điều lệnh, điều lệ,
các chế độ quy định một cách hình thức, chiếu lệ. Bởi vậy, muốn đạt được hiệu
quả cao trong phòng, chống vi phạm kỷ luật nghiêm trọng thì cần phải có nhiều
nội dung, hình thức giáo dục để hình thành ở mỗi quân nhân nhu cầu thực
sự trong rèn luyện kỷ luật tự giác, nghiêm minh.
Khảo
sát một số đơn vị cơ sở trong thời gian qua, các cấp ủy và người chỉ huy đều có
sự thống nhất cao ở biện pháp: muốn ngăn chặn có hiệu quả vi phạm kỷ luật
nghiêm trọng, phải tích cực ngăn chặn các hành vi vi phạm kỷ luật thông
thường. Bởi vì, các hành vi vi phạm kỷ luật thông thường là “mầm mống” dẫn
đến vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Ranh giới giữa vi phạm kỷ luật thông thường
và vi phạm kỷ luật nghiêm trọng rất mỏng manh. Cho nên, nếu người quân nhân mắc
những sai phạm tuy chưa đến mức phải xử lý kỷ luật, nhưng không được nhắc nhở
và sửa chữa kịp thời, đó sẽ là “mầm mống” vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Lãnh
đạo, chỉ huy đơn vị phải kiên quyết khắc phục tư tưởng chủ quan, coi thường
những vi phạm nhỏ của quân nhân, phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp
hữu hiệu ngăn chặn mọi hành vi vi phạm kỷ luật thông thường trong đơn vị.
Bốn
là, đẩy mạnh xây dựng môi trường kỷ luật quân sự lành mạnh góp
phần nâng cao hiệu quả phòng, chống kỷ luật nghiêm trọng: Xây dựng môi
trường kỷ luật quân sự lành mạnh sẽ tạo điều kiện để cán bộ, chiến sĩ được học
tập, rèn luyện nâng cao ý thức tổ chức, chấp hành kỷ luật và phẩm chất, đạo
đức, lối sống, tác phong người quân nhân cách mạng; là cơ sở để lãnh đạo, chỉ
huy tổ chức giáo dục, quản lý, duy trì đơn vị chấp hành kỷ luật tự giác nghiêm
minh. Trong xây dựng môi trường kỷ luật quân sự lành mạnh cần coi trọng thực
hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; giải quyết tốt các mối quan hệ trong
nội bộ đơn vị và giữa đơn vị với nhân dân, với các tổ chức đoàn thể, chính
quyền địa phương noi đóng quân; tạo lập dư luận xã hội tích cực không để những
thói hư tật xấu tác động vào đơn vị.
Trong
các ngày nghỉ, giờ nghỉ của bộ đội, lãnh đạo và chỉ huy cần tổ chức tốt những
hoạt động văn hóa vui tươi, lành mạnh trong đơn vị. Kinh nghiệm ở những đơn vị
điển hình về hoạt động văn hóa cho thấy, nếu để quân nhân tiêu phí thời
gian rỗi một cách vô ích theo kiểu “giết thời gian”, sống “xả hơi”, tổ chức
rượu chè bê tha, đánh bài ăn tiền, xem băng đĩa không lành mạnh và những trò
chơi mang tính tự phát, tiêu khiển … thì đó cũng là những “mầm mống” dẫn đến vi
phạm kỷ luật nghiêm trọng rất khó lường. Cần định hướng cho mỗi quân nhân sử
dụng thời gian rỗi vào các hoạt động hữu ích, tạo nên môi trường kỷ luật quân
sự phát triển lành mạnh, vững chắc.
Năm
là, không hữu khuynh, che dấu vi phạm kỷ luật nghiêm trọng trong đơn vị và kịp
thời xử lý nghiêm, dứt điểm các vụ việc xảy ra: Khi đơn vị xảy
ra vi phạm kỷ luật nghiêm trọng; một mặt, lãnh đạo và chỉ huy đơn vị không vì
thành tích mà che dấu không báo cáo kịp thời, trung thực với cấp trên; mặt
khác, cần tập trung tìm biện pháp giải quyết dứt điểm vụ việc, xác định rõ
nguyên nhân và trách nhiệm của từng cấp, từng người, chủ động làm tốt công tác
tư tưởng, ổn định tình hình đơn vị.
Vận
dụng tốt phương pháp nêu gương trong giáo dục, rèn luyện kỷ luật bộ đội. Không
đơn thuần dừng ở việc biểu dương cá nhân, tập thể điển hình trong mỗi giai
đoạn và từng tháng, năm, mà phải tiến hành “nuôi dưỡng” điển hình liên tục.
Khắc phục mọi biểu hiện tư tưởng tự mãn, chủ quan, dừng lại, hoặc chỉ dựa vào
truyền thống đã có để khuếch trương thành tích nhằm ganh đua, kìm hãm tập thể
đơn vị bạn vươn lên bằng mình. Thực hiện phương pháp nêu gương luôn gắn
với nhân điển hình, kịp thời phổ biến rộng rãi những biện pháp hay trong phòng,
chống vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Đồng thời, sử dụng hiệu quả các phương tiện
truyền thông, lực lượng tuyên truyền viên để việc phong, chống hành vi vi phạm
kỷ luật nghiêm trọng ở mỗi đơn vị cơ sở trong quân đội ta đạt được hiệu quả
thiết thực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét