Thứ Ba, 23 tháng 7, 2024

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính ủy (chính trị viên), người chỉ huy và cơ quan chức năng các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức đấu tranh chống “DBHB” trên lĩnh vực TT,VH.

 


Nhiệm vụ này là trách nhiệm của các tổ chức đảng và mọi cán bộ, đảng viên, trước hết là của cấp ủy, chính ủy (chính trị viên), người chỉ huy và cơ quan chính trị các cấp. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn không ít cấp ủy, người chỉ huy, nhất là cấp cơ sở nhận thức chưa đầy đủ, cho rằng đấu tranh chống “DBHB” trên lĩnh vực TT,VH là trách nhiệm của Trung ương, của các học viện, nhà trường, các viện nghiên cứu, cơ quan báo chí...; do đó, chưa thật sự coi trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức phòng, chống “DBHB”. Có nơi, hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống “DBHB” trên lĩnh vực TT,VH còn mang tính hình thức, thậm chí giao khoán cho cơ quan chính trị. Để khắc phục tình trạng đó, cấp ủy các cấp cần tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “DBHB” trên lĩnh vực TT,VH”; đồng thời, rà soát, kiện toàn, xây dựng quy chế, quy định và duy trì có nền nếp chế độ hoạt động của Ban Chỉ đạo. Theo đó, các Đảng ủy trực thuộc Quân ủy Trung ương thành lập Ban Chỉ đạo của cấp ủy, Trưởng Ban là đồng chí Bí thư Đảng ủy; các cấp ủy còn lại, đồng chí Bí thư cấp ủy trực tiếp chỉ đạo. Hằng năm, Ban Chỉ đạo xây dựng nội dung, chương trình hoạt động; cấp ủy xây dựng kế hoạch đấu tranh chống “DBHB” trên lĩnh vực TT,VH ở cấp mình, đề ra những chủ trương, biện pháp sát với đặc điểm, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Đồng thời, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của cán bộ, đảng viên, của mọi cấp, mọi ngành; thường xuyên đổi mới hình thức, phương pháp đấu tranh, mang lại hiệu quả thiết thực. Mặt khác, phải tăng cường công tác kiểm tra, sơ kết, rút kinh nghiệm, kịp thời khắc phục những khâu yếu, mặt yếu trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện ở các đơn vị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét