Cách mạng công nghiệp là sự biến đổi mang tính đột phá của lĩnh vực sản
xuất công nghiệp dựa trên thành tựu của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, tạo
nên những biến đổi căn bản trong cơ sở vật chất kỹ thuật của xã hội, trong tính
chất và phân công lao động xã hội.
Xem xét từ góc độ chính trị xã hội,
cách mạng công nghiệp là sự cải biến căn bản của lực
lượng sản xuất, là quá trình biến tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp. Trong
tác phẩm “Phê phán khoa kinh tế chính trị” được viết từ những năm 1857-1858,
C.Mác đã dự đoán: “Đến một trình độ phát triển nào đó thì “tri thức xã hội phổ
biến” (khoa học) biến thành “lực lượng sản xuất trực tiếp””[1].
Đó là khi tri thức khoa học được “vật hóa” thành công cụ sản xuất, như máy móc,
trang thiết bị kỹ thuật… “Sức mạnh vật hóa của tri thức” mà C.Mác đã nói đến sẽ
tạo ra động lực mạnh mẽ để thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra những đột phá
mang tính cách mạng của hoạt động sản xuất, đồng thời thúc đẩy sự vận động
không ngừng của đời sống chính trị, xã hội.
[1]
C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 46, “Phê phán khoa kinh tế chính trị”
(1859), Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà
Nội, 1995, tr.372-373.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét