Đây là vấn đề “then chốt” trong xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ
quốc. Hiệu quả thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội sẽ tác động
trực tiếp đến củng cố nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Qua
đó, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều
hành của Nhà nước, tạo sự thống nhất, đồng thuận trong nhân dân, góp phần khối
đại đoàn kết toàn dân tộc.
Cần tập trung thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, nhất là trên các địa bàn khó khăn, biên
giới, hải đảo; đầu tư cơ sở vật chất, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, có các chính
sách đầu tư và chính sách hỗ trợ nhân dân phát triển kinh tế… Phát triển kinh
tế gắn với giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội, từng bước nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc
phòng an ninh; bảo đảm mỗi chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
đều gắn kết chặt chẽ với tăng cường quốc phòng an ninh, bảo đảm môi trường hòa
bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng, củng cố địa bàn an
toàn, củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh, nhất là vùng sâu, vùng xa, hải
đảo, những địa bàn đặc biệt khó khăn theo tinh thần “kết hợp chặt chẽ giữa phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, nhất là tại địa
bàn chiến lược, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, khu kinh tế trọng
điểm”. Việc kết hợp chặt chẽ kinh tế, xã hội, quốc phòng an
ninh, đối ngoại phải phù hợp với đặc điểm, thế mạnh của từng địa phương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét