Thời gian vừa qua, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Trương Huy San và Trần Đình Triển về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo quy định tại Khoản 2, Điều 331 Bộ luật hình sự.
Không để lỡ cơ hội, ngay sau đó một loạt các nhà
đài “dân chủ” đã nhanh chóng “nổi lên” để bênh vực cho “đồng đội” của mình dưới
cái mác “bảo vệ quyền tự do ngôn luận”. Trong đó, bài viết “Bắt giam luật sư
Trần Đình Triển, Việt Nam tỏ rõ ‘không chấp nhận tiếng nói chỉ trích, phản
biện’” của VOA là một bài viết tiêu biểu cho cho giọng điệu chung của những
“nhà dân chủ” này: tự khoác cho mình chiếc áo “Các tổ chức nhân quyền và các
nhà quan sát” hoạt động vì lợi ích chung của nhân loại, đồng thời mượn “oai phong”
của Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ) khi trích dẫn email của một “vị đại diện”
trong tổ chức này nhưng không rõ tên tuổi phán xét việc việc Trần Đình Triển bị
bắt là “Điều này dường như nhằm mục đích tùy tiện làm suy yếu quyền tự do ngôn
luận của ông ấy, được bảo vệ theo luật nhân quyền quốc tế”. Từ đó kích động dư
luận, tạo áp lực đòi Nhà nước Việt Nam “bãi bỏ điều luật mà họ cho là “mơ hồ”
này để phù hợp với các chuẩn mực nhân quyền quốc tế.”
Song những gì “dận chủ” VOA tuyên truyền và đòi hỏi
liệu có đúng vì quyền và lợi ích của nhân dân Việt Nam? Để trả lời rõ cho câu
hỏi này, xin được làm rõ một số điểm như sau:
Đầu tiên, nhìn lại lịch sử của thế giới, trong tiến
trình xây dựng nền văn minh, tất cả các quốc gia đều quản lý xã hội bằng công
cụ pháp luật. Tùy theo tình hình, điều kiện cụ thể mà mỗi quốc gia không ngừng
hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình để phù hợp với chuẩn mực chung của thế
giới và thực tiễn đất nước. Và tự do ngôn luận tuy là quyền cơ bản của con
người nhưng để duy trì sự ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, để đảm
bảo quyền, lợi ích của người dân trong của mỗi đất nước thì quyền này luôn cần
có giới hạn và cần đặt trong khuôn khổ của pháp luật.
Cụ thể, liên quan đến chuẩn mực chung của thế giới,
tại Khoản 2 Ðiều 29 Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (1948) quy định: “Mỗi người
đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng, trong khi hưởng thụ các quyền về tự do
cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm
việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền tự do của người khác và phù hợp
với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung”.
Còn tại các quốc gia, dù là giàu hay nghèo, dù tiến
bộ hay chậm phát triển luôn có những quy định rõ ràng về việc thực hành dân chủ
cũng như bảo đảm quyền tự do ngôn luận: Chẳng hạn, ở Pháp, pháp luật về tự do
ngôn luận đưa ra các giới hạn, chế tài nghiêm khắc, trừng trị hành vi lạm dụng
quyền tự do ngôn luận làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của người khác,
bao gồm việc bảo vệ nhân phẩm con người, chống lại việc vu khống, bôi nhọ;
chống phân biệt chủng tộc, tôn giáo; chống kích động bạo lực, gây hận thù (Luật
Tự do báo chí, năm 1881); chống lại việc xâm phạm đời tư (Bộ luật Dân sự); cấm
xuất bản một số tài liệu liên quan đến an ninh quốc gia (Luật Hình sự). Việc
bày tỏ quan điểm cá nhân trên internet cũng chịu sự điều chỉnh của Luật Tự do
báo chí. Hay tại Đức, Hiến pháp quy định rất nghiêm khắc "Ai lợi dụng các
quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là tự do báo chí, tự do tuyên truyền… làm công
cụ chống lại trật tự của xã hội tự do dân chủ sẽ bị tước bỏ quyền công
dân". Ngay tại Mỹ - một quốc gia luôn tự hào với việc thực hiện quyền tự
do ngôn luận thì quyền đó vẫn nằm trong chế tài của luật pháp, thể hiện chủ yếu
qua án lệ của các tòa án, đặc biệt là Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, cho phép chính
quyền ngăn chặn và trừng phạt các phát ngôn có tính chất khiêu dâm, tục tĩu,
phỉ báng, xúc phạm, gây hấn, v.v.
Ở Việt Nam, Nhà nước luôn đặt quyền tự do dân chủ
của công dân lên hàng đầu, sự tôn trọng và đảm bảo được quy định rõ trong Hiến
pháp và các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, "Quyền công dân không tách
rời nghĩa vụ công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác;
công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. Việc
thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia,
dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác" (Theo Ðiều 15, Hiến
pháp năm 2013) và để cụ thể hóa Hiến pháp, Điều 331 Bộ Luật Hình sự nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định cụ thể về Tội lợi dụng các quyền tự do
dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
công dân như sau:
- Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự
do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự
do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự,
an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Rõ ràng, pháp luật Việt Nam đã được xây dựng rất cụ
thể, hoàn toàn phù hợp với các quy định về chuẩn mực và xu hướng phát triển
chung của quốc tế để bảo đảm cho sự phát triển tự do, toàn diện của nhân dân,
góp phần xây dựng và duy trì xã hội trong vòng trật tự, ổn định, ngăn chặn các
tổ chức và cá nhân lợi dụng quyền tự do, dân chủ để xâm phạm quyền con người.
Vậy mà Trần Đình Triển – một cá nhân có hơn 40 năm hành nghề luật sư lại làm
trái những quy định đó khi đăng tải các bài viết bài viết trên Facebook cá nhân
có nội dung sai lệch, xuyên tạc làm ảnh hưởng xấu đến lợi ích quốc gia, an
ninh, trật tự của xã hội. Biết rõ nhưng cố tình làm trái lại, đây là sự chống
đối công khai với Nhà nước, với xã hội. Nó bộc lộ những suy nghĩ lệch lạc, sự
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của Trần Đình Triển. Và làm
sai thì phải bị phạt, vi phạm pháp luật thì cần bị xử lý, đó là quy luật tất
yếu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Thế nhưng khi phải trả giá cho
hành động của mình: Trần Đình Triển bị bắt thì VOA lại lớn tiếng dùng chiêu bài
quen thuộc quy chụp đó là “tùy tiện làm suy yếu quyền tự do ngôn luận của ông
ấy”. Phải công nhận là VOA rất “quen tay, hay việc” nên từ một đối tượng vi
phạm pháp luật bị cơ quan chức năng xử lý thì qua tay các “thánh” với cái danh
xưng mỹ miều “quyền tự do ngôn luận” những kẻ đó lại được “tôn vinh” thành
những “người hùng vì nhân dân”, “những nhà dân chủ’, "luật sư nhân
quyền",… Bấy nhiêu đó đủ để chúng ta thấy được “cái tầm” anh cả đi đầu
trong nền “dận chủ” của VOA!
Trước một sự thật không thể chối cãi như vậy, chúng
ta một lần nữa nhận rõ được cái mưu hèn, kế bẩn của VOA khi kích động nhân dân,
đòi hỏi Nhà nước Việt Nam “bãi bỏ điều luật mà họ cho là “mơ hồ” này để phù hợp
với các chuẩn mực nhân quyền quốc tế”. Hành động của chúng hoàn toàn không vĩ
đại như chúng luôn tự tung hô là vì quyền tự do, dân chủ hay vì lợi ích của
nhân dân, của nhân loại mà mục tiêu của chúng chỉ là xóa bỏ Ðiều 331 Bộ luật
Hình sự, từ đó đưa các đối tượng chống phá Nhà nước ra ngoài vòng pháp luật; để
thoải mái xuyên tạc hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, để hạ bệ, bôi nhọ
hệ thống pháp luật Việt Nam, chính quyền các cấp, hòng làm suy giảm niềm tin
của nhân dân đối với cơ quan công quyền, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Ðảng,
vai trò quản lý của Nhà nước.
Trong bối cảnh đất nước hiện nay, một số người do
thiếu thông tin, thiếu sự hiểu biết mà vẫn vô tình bị mờ mắt tin theo cái chiêu
bài tự do, dân chủ, nhân quyền mà các thế lực thù địch lợi dụng hòng chống phá
Ðảng, Nhà nước và chế độ ta. Vì vậy, mỗi người Việt Nam yêu nước cần nhận thức
đúng đắn về quyền tự do ngôn luận, từ đó nêu cao ý thức trách nhiệm khi tham
gia mạng xã hội, đề cao cảnh giác, chủ động đấu tranh, phản bác, ngăn chặn các
luận điệu sai trái, thông tin xấu độc và tích cực chia sẻ, lan tỏa các thông
tin lành mạnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét