Xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Trong đó, hệ thống chính trị cơ sở là nơi cụ thể hóa quan điểm, đường lối của Đảng đến các tầng lớp nhân dân, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành xã hội ở địa phương. Do đó, xây dựng “thế trận lòng dân” luôn phải đặt trong mối quan hệ với xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.
Theo đó, cần tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở đảng; giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị, năng lực công tác,
phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống cho đội ngũ đảng viên; thực hiện tốt
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với
thực hiện chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Kết luận số 21-KL/TW
ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây
dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử
lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”… Qua đó, không ngừng củng cố khối đại
đoàn kết toàn dân, tạo sự thống nhất, đồng thuận trong nhân dân, giải quyết có
hiệu quả các vấn đề dân tộc, tôn giáo, những bức xúc của nhân dân. Tuyệt đối
không để kẻ thù lợi dụng, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, ảnh hưởng niềm
tin của nhân dân với hệ thống cơ sở chính trị địa phương.
Cần có sự quan tâm đặc biệt đối với các địa bàn biên giới, hải đảo, vùng
đặc biệt khó khăn. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở,
xây dựng và thực hiện giải pháp toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp
với đặc điểm của từng địa phương. Góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân, củng cố vững chắc “thế trận lòng dân”, niềm tin của nhân dân
với chế độ xã hội chủ nghĩa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét