Nhất quán quan điểm về xây dựng “thế trận lòng dân” trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đại hội XIII tiếp tục khẳng định và nâng tầm quan điểm
về “thế trận lòng dân”, đặt vấn đề xây dựng “thế trận lòng dân” trong tính
chỉnh thể với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân.
Đại hội XII xác định: “xây dựng “thế trận lòng dân”, tạo nền tảng vững
chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân”, tới
Đại hội XIII đã có sự bổ sung, phát triển khi khẳng định, xây dựng “thế trận
lòng dân” ngay trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân:
“xây dựng “thế trận lòng dân”, thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an
ninh nhân dânvững chắc làm nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc”.
Có thể thấy rằng, việc xác định “xây dựng và phát huy mạnh mẽ “thế
trận lòng dân” trong nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân” làm
nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong Văn kiện Đại hội XIII thể hiện bước
phát triển trong tư duy lý luận của Đảng. So với các kỳ đại hội trước,
“thế trận lòng dân” được đặt lên hàng đầu trong mối quan hệ với thế trận quốc
phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân.
Đây không đơn thuần là sự sắp xếp cơ học mà đó là sự khẳng định, bổ
sung, có sự phát triển mới trong tư duy của Đảng ta về đường lối quân sự, quốc
phòng và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Đó là sự xác định rõ vị trí, ý nghĩa
“thế trận lòng dân”. Bởi vốn dĩ “thế trận lòng dân” nằm trong lòng thế
trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân chứ không phải nằm ngoài
như một yếu tố để tạo nền tảng. “Thế trận lòng dân” thâm nhập vào từng yếu
tố, tạo sức mạnh nội sinh từ bên trong, góp phần xây dựng, củng cố vững chắc
nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân vững chắc, trên cơ sở đó phát huy
sức mạnh của toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ thành công Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét