Thứ Hai, 16 tháng 9, 2024

PHỦ NHẬN CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM - ÂM MƯU CŨ, THỦ ĐOẠN MỚI

 Chúng ta luôn hiểu rằng: Chống phá cách mạng Việt Nam là âm mưu xuyên suốt của kẻ thù nhất là những thời điểm nhạy cảm như trước và sau mỗi kỳ Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, những dịp kỷ niệm sự kiện lịch sử của đất nước, những sai phạm của cán bộ, đảng viên, có cả cán bộ cấp cao, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương đảng trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng ta, thì lại xuất hiện không ít những quan điểm sai trái phủ nhận con đường đi lên CNXH của nước ta. Gần nhất, Hội nghị Trung ương Tám (khóa XIII) vừa diễn ra được Đảng ta thông qua rất nhiều nội dung trong đó có “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, trên các trang mạng lại xuất hiện nhiều bài viết sai trái phủ nhận con đường quá độ lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn nhằm kích động, gây hoang mang, dao động, làm xói mòn, giảm sút lòng tin trong một bộ phận nhân dân với Đảng, Nhà nước. Qua đó, đẩy mạnh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, chia rẽ và làm suy yếu trong nội bộ Đảng để tiến tới lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Vì thế, việc nhận diện kịp thời và phê phán có cơ sở khoa học, chỉ rõ mục đích chính trị phản động của các quan điểm sai trái phủ nhận con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết.

Để đấu tranh đúng, trúng và hiều quả với âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch. Chúng ta cần hiểu rõ hơn về một số thủ đoạn mới nhằm phủ nhận con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam gần đây như sau:

Một là, triệt để lợi dụng hiện tượng sụp đổ mô hình CNXH ở Liên Xô, Đông Âu với chiêu trò mới

Sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã xảy ra hơn 30 năm nhưng đâu vẫn là sự kiện mà các thế lực thường xuyên lợi dụng để xuyên tạc, kích động, chống phá, làm suy giảm niềm tin cách mạng của nhân dân về một mô hình chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang xây dựng đã bị sụp đổ trong quá khứ. Tuy vẫn là âm mưu cũ, song chiêu trò mới là kết hợp giữa các thế lực thù địch với các phẩn tử cơ hội chính trị để đưa ra nhiều luận điểm sai trái và phản động, phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Hai là, những luận điệu mới về CNXH ở Việt Nam

Chúng cho rằng Việt Nam luận điệu“Việt Nam quá độ đi đâu?Nghe thì tưởng chừng như chúng đã thừa nhận con đường quá độ đi lên CNXH của chúng ta nhưng “không”. Thực chất, chúng tiến hành lèo lái dư luận rằng: Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề. Với điểm xuất phát rất thấp như Việt Nam thì chưa có tiền lệ, có đi lên CNXH phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, chặng đường, có sự đấu tranh giữa “cái cũ và cái mới”. Thời kỳ ấy, Việt Nam phải thực hiện đan xen nhiều nhiệm vụ nhưng cốt yếu nhất là xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho CNXH. Thực tế để phấn đấu đuổi kịp sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại đã khó; trái lại, đặt mục tiêu vượt lên trên chủ nghĩa tư bản thì là điều không thể, nên con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam không bao giờ thành hiện thực mà chỉ là ảo tưởng.

Ba là, về lực lượng và phương thức mới phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Lực lượng đưa ra quan điểm sai trái phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam chủ yếu là những phần tử phản động người Việt ở nước ngoài và ở trong nước đã bị thoái hóa, biến chất, cực đoan. Triệt để lợi dụng tổ chức phản động Việt Tân, cùng các nhóm chống cộng ở hải ngoại ngày càng công khai, tăng cường liên thông, hợp tác phối hợp với các blog cá nhân, thành phần bất hảo trong nhiều năm qua để phát tán tuyên truyền các tài liệu sai sự thật và phản động trên không gian mạng.

Bốn là, tính chất sai trái về khoa học và phản động về chính trị của các quan điểm phủ nhận con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Tính chất các luận điểm sai trái chỉ là “rượu cũ và vỏ bình mới”, áp đặt một cách trơ trẽn với mẫu số chung là “phủ nhận con đường quá độ lên CNXH, đề cao chủ nghĩa tư bản” và “phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”, phủ nhận triển vọng, khả năng thực tế bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa lên CNXH ở Việt Nam. Các quan điểm sai trái thường dựa vào một số hiện tượng xã hội để quy chụp hoặc đánh đồng với bản chất nên rất phản khoa học, với những lý thuyết hỗn độn và không khách quan như dựa vào các học thuyết tư sản phản động, các học thuyết chống cộng, chủ nghĩa duy vật máy móc, lý thuyết “hội tụ”, “xã hội hậu công nghiệp”, “thuyết ba làn sóng văn minh” và “CNXH dân chủ”… Để biện minh cho sự tồn tại vĩnh hằng của chế độ tư bản chủ nghĩa, phủ nhận tính khách quan của con đường đi lên CNXH trong thời đại hiện nay.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét