Thứ Năm, 3 tháng 10, 2024

KHẢ NĂNG “DUNG HÒA” TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

 Một trong những đặc trưng của nền văn hoá Việt Nam là tính dung hoà: người Việt luôn luôn

muốn sống hoà hợp với tự nhiên, dung hoà với xã hội và con người. Mặc dù là một đất nước đa

tôn giáo nhưng với tính cách dung hoà vốn có từ ngàn xưa, người Việt không có tư tưởng kỳ thị

hoặc chia rẽ tôn giáo. Do vị trí địa lý đặc biệt nên từ xa xưa, Việt Nam trở thành nơi giao thoa

của các nền văn hoá trong khu vực và trên thế giới. Mỗi khi có luồng tư tưởng mới, có một tôn

giáo mới du nhập, truyền bá vào nước ta, ông cha ta thường giữ tâm thế “lấy tĩnh chế động” để

quan sát và “gạn đục khơi trong”, tiếp nhận những tinh hoa của nó, đồng thời Việt hoá để nó phù

hợp với tâm lý xã hội, thuần phong, mỹ tục Việt Nam. Có lẽ với đặc tính đó mà ngày nay, chúng

ta rất dễ dàng nhận thấy ở hầu hết các lễ hội tôn giáo, ngoài sự hiện diện của tín đồ còn có rất

nhiều người dân, thậm chí là tín đồ của các tôn giáo khác cũng đến xem lễ, tham quan, du lịch,

tìm hiểu văn hoá, tín ngưỡng… Bức tranh tôn giáo đa dạng đã góp phần làm giàu cho đời sống

tinh thần của người Việt. Những giá trị đạo đức, nhân văn của các tôn giáo, những công trình

kiến trúc, những tác phẩm văn học, nghệ thuật về đời sống tôn giáo… cùng với hệ thống lễ hội

tôn giáo đã tạo nên bức tranh muôn màu của văn hoá Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét