Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2024

CẢNH GIÁC THỦ ĐOẠN CÁCH MẠNG MÀU TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

          Trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, không gian mạng ngày nay đã trở thành không gian sống của hầu khắp các thành phần xã hội. Lợi dụng không gian mạng và các trang mạng xã hội,  các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị, bất mãn điều hành đưa ra hàng loạt bài viết sai trái, tiêu cực để tiến hành “cách mạng màu online” để làm nền tảng hiện thực hóa “cách mạng đường phố”. Trong đó, các mũi nhọn chống phá mà các đối tượng đang thực hiện là:

          Thứ nhất, xuyên tạc, bôi đen tình hình tự do, dân chủ, nhân quyền và bức tranh chính trị - xã hội tại Việt Nam. Từ lâu, các “mõ làng dân chủ” vẫn cố tình xuyên tạc một cách hết sức trắng trợn rằng Việt Nam đang đặt dưới “chế độ độc tài toàn trị” nên không có tự do, dân chủ, nhân quyền.

          Thứ hai, rêu rao các luận điệu sai trái, độc hại như: “Chính quyền Cộng sản Việt Nam đã thành công tạo ra một xã hội con người không còn đề cao những giá trị tinh thần và quyền con người, chỉ biết hưởng thụ vật chất”, “bài toán của các nước tự do sẽ được giải quyết trong vài tháng nhưng bài toán dân chủ của Việt Nam thì chưa biết chừng nào mới có giải đáp”, “Đảng Cộng sản chỉ chăm lo bảo vệ quyền lợi của bản thân mà không chú ý tới đời sống của nhân dân”…

          Thứ ba, truyền bá các tư tưởng thù địch thông qua diễn biến tình hình quốc tế và khu vực. Ví dụ như chúng lợi dụng “những gì đang diễn ra tại các nước tự do sẽ tạo ra một thông điệp dân chủ cho Việt Nam”, “Myanmar là hình mẫu mà Việt Nam phải học tập”, kích động người dân Việt Nam phải “học theo các nước tự do”, phải “xuống đường đấu tranh vì dân chủ”, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Phát tán nhiều bài ca thán về các cuộc biểu tình tại các nước tự do kèm những luận điệu xuyên tạc để gieo rắc tâm lý tiêu cực đến với cộng đồng mạng. Chúng đang cố gẳng cổ súy rằng: “Người dân Việt Nam có thể giàu hơn người các nước tự do về kinh tế, nhưng về trí tuệ và tâm hồn thì chưa chắc là đã hơn? Vì với họ, tự do, dân chủ mới là chân lý để họ sống, tiền không có, nghèo vẫn được nhưng miễn sao họ sống được hưởng không khí tự do”.

          Như vậy, thủ đoạn “mượn gió bẻ măng”, cố tình liên hệ về những câu chuyện vốn không liên quan để thêu dệt, suy diễn, qua đó tung hô, cổ vũ, coi vấn đề biểu tình tại các nước tự do “hình mẫu lý tưởng” để Việt Nam học theo, chúng ta cần hết sức cảnh giác để không bị rơi vào cái bẫy cách mạng màu online trên không gian mạng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét