Nhiều năm qua, kinh tế nhà nước đã và
đang có sự phát triển tốt, ngày càng khẳng định vị thế chủ đạo trong nền kinh
tế. Tuy nhiên, trên một số diễn đàn, mạng xã hội thường xuyên xuất hiện những
luận điệu xuyên tạc, phủ nhận vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước như:
"kinh tế nhà nước với hàng loạt doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ chỉ là gánh
nặng của nền kinh tế", "phải xóa bỏ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà
nước vì đã là kinh tế thị trường thì mọi thành phần kinh tế đều phải được bình
đẳng, tự do cạnh tranh"… Những lập luận này khiến một số người bị thuyết
phục nhưng thực chất là những quan điểm phản khoa học, phiến diện, chủ quan cảm
tính.
Trước
hết, cần
khẳng định kinh tế nhà nước không đồng nhất với doanh nghiệp nhà nước. Kinh tế
nhà nước là thành phần kinh tế (bao gồm các yếu tố thuộc sở hữu nhà nước và các
yếu tố thuộc sở hữu toàn dân mà nhà nước được giao quyền đại diện chủ sở hữu)
do nhà nước tổ chức, quản lý, điều hành. Ngoài doanh nghiệp nhà nước, kinh tế
nhà nước còn có các yếu tố khác thuộc sở hữu nhà nước như tài nguyên quốc gia,
ngân hàng nhà nước, ngân sách, quỹ dự trữ quốc gia...
Thứ
hai, việc
xác định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước không chỉ là sự định hướng phát
triển nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm thực hiện các mục tiêu của tiến
trình phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, mà còn cho thấy sự
khác biệt lớn của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Ðó là nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng
kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giữa phát triển kinh tế với
phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân, bảo vệ
môi trường, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Kinh tế nhà nước chính là "công
cụ, lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô, định
hướng, điều tiết, dẫn dắt thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, khắc phục các
khuyết tật của cơ chế thị trường", bảo đảm cho nền kinh tế thị trường Việt
Nam phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế nhà nước trực tiếp phụ trách những lĩnh vực trọng yếu liên
quan đến an ninh chủ quyền quốc gia, quân sự quốc phòng, bảo đảm an sinh xã
hội, tài nguyên quốc gia. Kinh tế nhà nước giúp tạo điều kiện cho khu vực kinh
tế ngoài nhà nước phát triển. Ðặc biệt, kinh tế nhà nước chính là bộ phận quan
trọng để định hướng sự phát triển của các thành phần kinh tế theo mục tiêu xã
hội chủ nghĩa tiến bộ, công bằng, văn minh, không để các doanh nghiệp ngoài nhà
nước tự do theo đuổi lợi nhuận bằng mọi giá, vì lợi ích tư nhân mà bất chấp lợi
ích quốc gia, dân tộc, cộng đồng. Do đó, bất cứ cá nhân, tổ chức nào muốn phủ
nhận vai trò của kinh tế nhà nước, đó chỉ là những ý muốn thiếu hiểu biết hoặc
phục vụ cho những mục đích của những kẻ chống phá mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét