LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN VÀ VÌ NHÂN DÂN
NGÀY CÀNG ĐƯỢC CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN
Từ thực tế xây dựng, phát triển đất
nước và quá trình nhận thức lý luận của Đảng
Cộng sản Việt Nam qua gần 40 năm đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước
theo con đường XHCN cho thấy, lý luận
về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân ngày càng được củng cố, phát triển nhằm nâng
cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước, tăng cường thực hành dân chủ,
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thực tiễn đổi mới, phát triển đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được
xác định bởi thuộc tính bản chất, trở thành nguyên tắc trong thiết kế mô hình nhà
nước ta, đó là: Tất cả quyền lực là của nhân dân, thuộc về nhân dân.
Quyền lực nhà nước tập trung thống nhất bởi nhân dân, không phân chia quyền
lực, càng không phải “dùng quyền lực để đối trọng quyền lực”. Quyền lực tập
trung thống nhất, không phân chia, nhưng trong cơ cấu quyền lực nhà nước phải
có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp để bảo đảm sự thống nhất, đồng quy về một mục tiêu “thực hiện và bảo vệ
quyền lực của nhân dân”. Mục tiêu căn bản của công cuộc đổi mới nói chung, của
đổi mới chính trị và đổi mới hệ thống chính trị nói riêng ở nước ta chính là
xây dựng nền dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân. Theo đó, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân là một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân.
Khái niệm “Nhà nước pháp quyền” lần đầu
tiên được sử dụng trong Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa
VII (năm 1994). Tuy nhiên, đến Đại hội IX của Đảng (năm 2001), “xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” mới được coi là một trong những nhiệm vụ có
tính chất chiến lược và xuyên suốt của thời kỳ quá độ lên CNXH. Tinh thần này
được khẳng định trong Văn kiện Đại hội X, XI, XII của Đảng, khi Đảng ta coi
“Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân,
do Đảng Cộng sản lãnh đạo” là một trong 8 đặc trưng của xã hội XHCN mà nhân dân
Việt Nam đang xây dựng. Những nội dung về xây dựng Nhà nước được hiến định
trong Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện những bước tiến quan trọng của Đảng về
quan điểm, nhận thức lý luận về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Đại hội XIII
của Đảng khẳng định, “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh
đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị”. Hội
nghị Trung ương 6 khóa XIII đánh giá: “Mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam không ngừng được hoàn thiện, vận hành theo cơ chế “Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”, góp phần quan trọng vào những thành
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét