Ở Việt Nam, quyền tham gia biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân Việt Nam được ghi nhận ngay từ Hiến pháp 1946 và đến Hiến pháp 2013 thì được quy định rõ hơn, đặc biệt là khi Luật Trưng cầu ý dân ra đời. Sau khi Luật Trưng cầu ý dân có hiệu lực từ năm 2016, các thế lực thù địch đã lợi dụng để chống phá, chúng mở các chiến dịch kích động cử tri yêu cầu Nhà nước phải tổ chức trưng cầu ý dân. Mặt khác, chúng phê phán, cho rằng Luật Trưng cầu ý dân chỉ là vỏ bọc để Việt Nam cải thiện tình hình nhân quyền với thế giới vì từ khi ra đời đến nay chưa khi nào Việt Nam tổ chức trưng cầu ý dân.
Thực
tế cho thấy, những luận điệu của các thế lực thù địch về trưng cầu ý dân chỉ là
những chiêu trò kích động với con bài dân chủ, nhân quyền nhằm mục tiêu tăng
cường chống phá Đảng, Nhà nước và đất nước ta.
Chúng rêu rao, việc ban hành Luật Trưng cầu ý dân chỉ là một
bức bình phong để thực hiện các cam kết và điều ước quốc tế mà Việt Nam tham
gia, qua đó để thực hiện chủ trương hội nhập, điều này khiến cho cộng đồng quốc
tế bị lừa và ký các quan hệ hợp tác, tài trợ, cho vay trả chậm…
Từ chiêu bài này, chúng kích động cử tri yêu cầu nhà
nước tổ chức trưng cầu ý dân ở tất cả các vấn đề trong đời sống chính
trị, kinh tế, xã hội và quốc phòng - an ninh.
Vào năm 2020, các thế lực thù địch mở chiến dịch kêu gọi cử tri
lên tiếng đề nghị Quốc hội tổ chức trưng cầu ý dân với nội
dung cơ bản là: Tu chỉnh điều 4 của Hiến pháp năm 2013, hủy bỏ quyền lãnh đạo
đất nước độc tôn của Đảng Cộng sản Việt Nam, chấp nhận đa nguyên đa đảng; chấp
nhận khả năng tham gia một liên minh quân sự để nâng cao năng lực quốc phòng...
Để xuyên tạc việc ban hành Luật Trưng cầu ý dân chỉ
là bình phong, các thế lực thù địch mà đi đầu là Việt Tân và Luatkhoatapchi đưa
ra nhiều bài viết rất thiếu căn cứ để dẫn dắt dư luận, trong đó chúng kiếm
cớ Luật Trưng cầu ý dân chưa có các quy định về giải quyết khiếu nại,
tố cáo và khiếu kiện liên quan đến trưng cầu ý dân. Chúng xúi giục cử
tri và nhân dân phải đòi tổ chức trưng cầu ý dân ở địa phương vì có
như vậy mới giải quyết nhu cầu, quyền lợi của nhân dân thiết thực, hiệu quả hơn
thay vì tổ chức các cuộc trưng cầu ý dân trên quy mô lớn. Chúng kích
động cử tri, nhân dân yêu cầu Nhà nước, Quốc hội phải tháo gỡ khó khăn này bằng
việc quy định về thẩm quyền quyết định tổ chức trưng cầu ý dân địa
phương, nhất là các cuộc trưng cầu ý dân ở cấp cơ sở.
Trước hết xin khẳng định, việc ban hành Luật Trưng cầu ý
dân đã tạo thêm những cơ sở pháp lý mới để thực hiện chế định dân
chủ trực tiếp, là một trong những công cụ để tiếp tục mở rộng dân chủ, tăng
cường củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tạo nên sự đồng thuận xã hội cần thiết
cho quá trình phát triển của đất nước.
Lâu nay, bất chấp những tiến bộ trong quá trình thực hiện dân chủ,
bất chấp những giá trị trong xây dựng nhà nước pháp quyền mà Việt Nam đạt được,
nhiều thế lực thù địch xuyên tạc, bóp méo và thậm chí là vu khống kết quả thực
hiện dân chủ ở Việt Nam, nhằm thực hiện mưu đồ chống phá, xóa bỏ sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện tượng lợi dụng Luật Trưng cầu ý dân nhằm
chống phá như đã nêu ở trên là một trong những ví dụ điển hình.
Thực tế, những vấn đề dân chủ ở Việt Nam đang được thực hiện có
hiệu quả và ngày càng có những tiến bộ rõ rệt để phát huy và thực hiện quyền
làm chủ của nhân dân. GS, TS khoa học Vũ Minh Giang đánh giá, ở
nước ta người dân có quyền bày tỏ sự không nhất trí, không hài lòng về một chủ
trương chính sách nào đó của Nhà nước. Trên thực tế thì đã có những vấn đề,
những quyết sách được đưa ra, thậm chí đã được quyết định rồi, nhưng trước
những ý kiến xác đáng của người dân thông qua báo chí chính thống và các mạng
xã hội như facebook thì đã được điều chỉnh hoặc hủy bỏ.
Nghiên cứu Luật Trưng cầu ý dân của Việt Nam thấy rõ
những tiến bộ so với các nước khác trên thế giới, nhất là ở các quốc gia có đặc
điểm lịch sử và đời sống kinh tế - xã hội khá tương đồng trong khu vực Đông Nam
Á cũng như trên thế giới.
Luật Trưng cầu ý dân có hiệu lực thì đây là lần đầu tiên
người dân được quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước thông qua việc
thực hiện quyền dân chủ trực tiếp được hiến định. Đó là bước tiến dài trong
tiến trình xây dựng xã hội dân chủ, văn minh, là động lực thúc đẩy ý thức và
bước đi thực tế để thực hiện “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”, “Mọi quyền
lực thuộc về nhân dân”.
Theo đó, “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà
nước tổ chức trưng cầu ý dân” (Điều 29); Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn: “Quyết
định trưng cầu ý dân” (Điều 70); Ủy ban thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ và quyền
hạn: “tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội” (Điều 74); “Hiến
pháp được thông qua khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội quyết định tán
thành. Việc tổ chức trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định” (Điều
120).
Trong bài “Luật Trưng cầu ý dân - ''Mở hết cỡ'' dân chủ trực
tiếp”, đăng trên Cổng thông tin Bộ Tư pháp, GS.TSKH Đào Trí Úc, Viện trưởng
Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật đã cho rằng: “Luật Trưng cầu ý dân đã
có những quy định chặt chẽ, bảo đảm cho người dân thực hiện quyền dân chủ trực
tiếp hữu hiệu. Điều rất quan trọng mà tôi đánh giá cao đó là hiệu lực pháp lý
của quyết định do người dân lựa chọn. Tức là khi người dân đã phúc quyết thì nó
có hiệu lực thi hành ngay, chứ không phải là sự thăm dò xem ý kiến người dân ra
sao để Nhà nước xem xét quyết định”.
Việc thực hiện trưng cầu ý dân tức là người dân bỏ
phiếu quyết định một vấn đề hệ trọng của đất nước, mà khi người dân đã quyết thì
lập tức quyết định đó có hiệu lực thi hành, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong
đời sống chính trị của người dân cả nước. Người dân giờ đây không chỉ có quyền
bầu ra người đại diện cho mình để quyết định những vấn đề hệ trọng của đất
nước, mà có cả một bộ luật để bảo đảm người dân được trực tiếp tham gia quyết
định những vấn đề quốc kế dân sinh. Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá
cao Luật Trưng cầu ý dân, khẳng định Luật Trưng cầu ý dân ra đời là
thể hiện sự trưởng thành của hệ thống chính trị và những người có trách nhiệm
với nền chính trị của đất nước.
Luật Trưng cầu ý dân đi vào đời sống đã góp phần thực hiện mở
rộng dân chủ trực tiếp, tiến tới xóa bỏ các rào cản chính trị - xã
hội. Bởi kết quả trưng cầu ý dân và sáng kiến công
dân, đặc biệt là sẽ phát huy sáng kiến công dân trong quyết định các vấn
đề ở cơ sở, qua đó phát huy truyền thống tự quản lâu đời của cộng đồng dân cư
và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào quá trình ra quyết định của chính
quyền từ cơ sở đến Trung ương như một thói quen, nét văn hóa.
Thông qua Luật Trưng cầu ý dân góp phần xây dựng nhà nước
kiến tạo bởi nó sẽ tiếp nhận rộng rãi văn hóa chia sẻ quyền lực và trách nhiệm
giữa chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư; mở rộng cơ hội tham gia của
cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết định của chính quyền xã.
Luật Trưng cầu ý dân góp phần thúc đẩy thể chế hóa sự
tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết định của chính quyền cơ
sở. Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình ra quyết định của chính
quyền cơ sở sẽ nhanh chóng trở thành tiêu chí đánh giá chất lượng ban hành văn
bản quy phạm pháp luật của chính quyền cơ sở, là tiêu chí đánh giá trong chỉ số
cải cách hành chính. Bởi sự tham gia của cộng đồng dân cư vào quá trình ra
quyết định của chính quyền cấp cơ sở là một xu hướng ngày càng phát triển trên
thế giới. Sự tham gia này làm gia tăng dân chủ tại địa phương, bảo đảm quyền
làm chủ đã được hiến định của người dân, góp phần nâng cao tính minh bạch và
chất lượng quyết định của chính quyền cấp cơ sở, nâng cao năng lực của cả chính
quyền địa phương và cộng đồng dân cư, phát huy nguồn lực trong bối cảnh nguồn
lực công khan hiếm, củng cố mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và cộng
đồng dân cư.
Tất cả những căn cứ này đã cho thấy, những luận điệu của
các thế lực thù địch về trưng cầu ý dân chỉ là những chiêu trò kích
động - con bài dân chủ, nhân quyền giả hiệu nhằm tạo cớ chống phá Đảng,
Nhà nước và đất nước ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét