Cách
đây khoảng 12h đồng hồ, 7 tổ chức tự xưng danh là tổ chức xã hội dân sự và 32
cá nhân đã có đơn kiến nghị khẩn cấp về cải cách thể chế. Trước tiên, phải khẳng
định tiếng nói của người dân dù là ai nếu có tinh thần, ý thức xây dựng đất nước,
nhất là liên quan thể chế thì đều đáng ghi nhận, cỗ vũ. Tuy nhiên, ngược lại với
số cá nhân, tổ chức chủ nghĩa cơ hội, thiếu tinh thần đóng góp, mà chỉ hướng đến
việc đả kích chế độ, hướng lái, chuyển dịch chế độ chính trị thì đó là điều cần
phủ nhận.
Kiến
nghị yêu cầu "cải cách thể chế" với lý do cần đảm bảo quyền tự do
ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, biểu tình, cũng như quyền ứng cử, bầu cử
của công dân. Đáng nói là những điều này đã được ghi nhận trong Điều 25 và Điều
27 của Hiến pháp 2013, và đã được thực hiện trong phạm vi pháp luật. Vậy nên việc
tiếp tục kiến nghị theo hướng "đòi thêm quyền" như thế này có phần mơ
hồ và chưa đúng thực tế.
Không
thể phủ nhận rằng Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong việc bảo vệ các quyền cơ
bản của công dân. Từ quyền bầu cử, ứng cử cho đến quyền tự do ngôn luận, tất cả
đều đang dần được mở rộng và cải thiện. Việc một số cá nhân và tổ chức cho rằng
"quyền lợi của người dân chưa được đảm bảo" là cách nhìn chưa toàn diện,
dễ gây hiểu lầm trong cộng đồng.
Nhìn
vào thực tế, điều quan trọng là cần phát huy các quyền tự do theo một cách
trách nhiệm và có hiệu quả. Đòi hỏi quyền tự do không phải là cách để tạo ra
xáo trộn xã hội, mà là để người dân có thể đóng góp xây dựng và phát triển đất
nước. Sự đồng thuận xã hội là yếu tố nền tảng giúp chúng ta cùng nhau phát triển
bền vững.
Vì
vậy, thay vì đưa ra các kiến nghị "khẩn cấp" mang tính kêu gọi, chúng
ta nên tập trung vào việc thực hiện các quyền tự do đã có một cách lành mạnh,
đúng luật. Khi ai cũng có tiếng nói nhưng cùng với ý thức trách nhiệm, xã hội sẽ
ngày càng ổn định và phát triển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét