Đại hội XIII, Đảng ta chỉ rõ: “Chăm lo đời sống
vật chất, tinh thần, nhà ở và phúc lợi xã hội cho công nhân; bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân”[1]. Rà
soát, bổ sung, sủa đổi, xây dựng các chính sách, pháp luật về lao động, việc
làm và đời sống vật chất, tinh thần; tập trung trước hết vào những chính sách
liên quan trực tiếp đến những vấn đề bức xúc đang đặt ra về việc làm và đời
sống của công nhân. Bổ sung, sửa đổi, xây dựng các chính sách để phát huy các
nguồn lực và trách nhiệm của cả Nhà nước, người sử dụng lao động, các tổ chức
chính trị - xã hội, của toàn xã hội và của công nhân trong việc chăm lo cải
thiện đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân tương xứng với năng suất lao
động và những đóng góp của công nhân. Nhà nước có chính sách đầu tư cho các
tỉnh, thành phố để xây dựng nhà ở và các công trình phúc lợi công cộng cho công
nhân. Đại hội XIII, Đảng ta yêu cầu: “Đổi
mới tổ chức và hoạt động của công đoàn phù hợp với cơ cấu lao động, nhu cầu,
nguyện vọng của công nhân và yêu cầu hội nhập quốc tế”[2]. Tăng cường sự lãnh đạo của
các cấp ủy đảng trong xây dựng giai cấp công nhân. Khẩn trương xây dựng và lãnh
đạo thực hiện có hiệu quả chiến lược về giai cấp công nhân gắn với chiến lược
phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh
tế quốc tế, bao gồm các chủ trương, chính sách lớn về đào tạo, trí thức hóa
công nhân; về vấn đề xuất khẩu lao động, kể cả ở các doanh nghiệp Việt Nam đầu
tư kinh doanh ở nước ngoài; vấn đề tạo nguồn để phát triển đảng và bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, trong quản lý sản
xuất kinh doanh xuất thân từ công nhân; vấn đề nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của công nhân...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét