Các dân tộc trong nước đều bình đẳng,
miền núi được giúp đỡ tiến kịp miền xuôi; luôn đoàn kết hữu nghị với các dân
tộc trên thế giới. Thực
hiện công bằng xã hội nhằm mang lại một xã hội tốt đẹp cho tất cả mọi người là
mục tiêu hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chủ nghĩa xã hội là công bằng hợp lý: Làm
nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không được hưởng. Những người
già yếu hoặc tàn tật sẽ được Nhà nước giúp đỡ chăm nom”[1]. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết là một truyền
thống cực kỳ quý báu của nhân dân ta.
Đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế đã trở
thành chiến lược cách mạng của Đảng ta, gắn liền với những thắng lợi vẻ vang
của dân tộc, “Đoàn kết, đoàn kết,
đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”[2].
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
tin tưởng mãnh liệt vào sức mạnh của quần chúng nhân dân và tôn trọng, kính
trọng nhân dân lao động. Người trích lại
câu nói của V.I.Lênin: “Lênin nói: Chủ nghĩa xã hội là do quần chúng nhân
dân tự mình xây dựng nên”[3],
từ đó Người khẳng
định:
“Đó là công trình tập thể của quần chúng lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng ta”[4]. Theo Người, chủ nghĩa xã hội
không phải là cái gì cao xa mà cụ thể là ý thức lao động tập thể, ý thức kỷ
luật, tinh thần thi đua yêu nước, tăng gia sản xuất cho hợp tác xã, tăng thu
nhập cho xã viên, tinh thần đoàn kết tương trợ, tinh thần dám nghĩ, dám nói,
dám làm, không sợ khó, ý thức cần kiệm. Và chính nhân dân là chủ thể, là động
lực của sự nghiệp vĩ đại đó.
[1] Hồ Chí Minh, Toàn
tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 404.
[2] Hồ Chí Minh, Toàn
tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 628.
[3] Hồ Chí Minh, Toàn
tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 568.
[4] Hồ Chí Minh, Toàn
tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 609.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét