Quy luật tiến hoá của lịch sử loài người đã được các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin phát hiện. Đó là lịch sử của sự thay thế nhau giữa các hình thái kinh tế xã hội (HTKTXH). Sự thay thế đó là một tất yếu khách quan. Trong đó, động lực của sự phát triển lịch sử là sự phù hợp của quan hệ sản xuất (QHSX) với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (LLSX). Khi QHSX không còn phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX thì tất yếu dẫn tới các cuộc các mạng xã hội để thiết lập các hình thức tổ chức xã hội mới. Đó là nguồn gốc của sự thay thế nhau giữa các HTKTXH. Toàn bộ lịch sử xã hội loài người đã diễn ra như vậy, từ chế độ cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, TBCN và HTKTXH cuối cùng mà C.Mác - Ph.Ăngghen dự kiến đó là HTKTXH cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là CNXH. Các HTKTXH trên đã lần lượt ra đời và thay thế nhau. Vì vậy, trong thời đại ngày nay, quy luật và xu thế phát triển tất yếu của các dân tộc vẫn sẽ là tiến lên CNXH.
Tuy nhiên, có một thực tế là, từ
cuối những năm 80 của thế kỷ XX, sau khi CNXH ở một số nước Đông Âu sụp đổ,
Liên Xô thành trì của cách mạng thế giới, quê hương của Cách mạng tháng Mười với
hơn 70 năm xây dựng và trưởng thành cũng tan rã. Trong khi đó, CNTB vẫn tồn tại,
“vẫn còn tiềm năng phát triển”. Vậy, phải chăng lý luận Mác - Lênin về quy luật
tiến hoá và xu thế phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài người là sai? Sự
thật phũ phàng đó đã tác động và ảnh hưởng xấu đến tư tưởng tình cảm của cán bộ,
đảng viên và nhân dân cả nước đối với CNXH, đối với con đường phát triển của
cách mạng Việt Nam. Nó đòi hỏi Đảng ta phải có câu trả lời chính xác với đầy đủ
cơ sở khoa học. Có như vậy chúng ta mới có cơ sở để củng cố thế trận lòng dân,
mới phát huy được sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân cho sự nghiệp đổi mới
và phát triển đất nước.
Đứng vững trên lập trường chủ
nghĩa Mác - Lênin, với một thái độ khách quan khoa học, Đảng CSVN đã vận dụng
chính lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về phương pháp xem xét đánh giá sự vật hiện
tượng, là phải “khách toàn, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển”, để xem
xét đánh giá về CNXH và CNTB trong tình hình hiện nay.
Trước hết nói về CNTB. Nếu như
những năm 50-60 của thế kỷ XX, trong khi CNXH do Liên Xô đứng đầu đã giành được
những thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, thì CNTB lại đang
trong tình cảnh khó khăn, tụt hậu so với các nước XHCN. Trong bối cảnh đó, CNTB
đặc biệt là các nước tư bản phát triển đã tập trung điều chỉnh chiến lược phát
triển kinh tế theo chiều sâu, đẩy nhanh sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học
công nghệ (KHCN) và ứng dụng một cách có
hiệu quả những thành tựu của cách mạng KHCN vào sản xuất và giải quyết các vấn
đề xã hội. Nhờ đó, từ cuối thập kỷ 70 đến nay, CNTB đã có những bước phát triển
nhảy vọt. Những thành tựu to lớn về kinh tế, khoa học, công nghệ mà CNTB hiện đại
đã đạt được trong những thập niên vừa qua là điều không thể phủ nhận. Tuy
nhiên, cần phải thấy rằng, dù CNTB có điều chỉnh như thế nào đi chăng nữa thì sự
điều chỉnh đó vẫn nằm trong khuôn khổ của CNTB. Các mâu thuẫn cơ bản, vốn có
trong lòng xã hội tư bản vẫn không hề bị xoá bỏ. Trái lại càng làm cho các mâu
thuẫn đó gay gắt hơn. Trong đó trước hết phải kể đến mâu thuẫn giữa QHSX dựa
trên chế độ chiêm hữu tư nhân TBCN với LLSX phát triển cao cả về tính chất và
trình độ. C.Mác – Ph.Ăngghen đã từng nói: “Giai cấp tư sản không những đã rèn
những vũ khí giết mình, nó còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy chống lại
nó, đó là những người công nhân hiện đại, những người vô sản” . Ngoài ra chính
những chính sách phản động, bá quyền, những cuộc chiến tranh xâm lược và can
thiệp quân sự của Mỹ và một số nước phương Tây đang trà đạp trắng trợn lên độc
lập chủ quyền của dân tộc và là sự cản trở đối với sự phát triển tiến bộ và văn
minh của thế giới đương đại đại. Như vậy, CNTB ngày nay dù có những điều chỉnh
thích nghi, có những sự phát triển mới, song về bản chất vẫn là chế độ người
bóc lột người, chứa đựng trong nó vô vàn mâu thuẫn và bất công. Đặc biệt trong
thời đại ngày nay, những mục tiêu lớn mà nhân loại đặt ra thì CNTB lại càng
không thể có đủ khả năng giải quyết, những mục tiêu đó là: hòa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; vấn đề giải quyết đói nghèo, bệnh tật; vấn
đề mội trường, sinh thái... CNTB không những không có đủ khả năng giải quyết
các mục tiêu đó mà còn là thủ phạm chính gây lên những hậu quả đó. Chính bởi
vây, CNTB không thể là tương lai cho sự phát triển của nhân loại, cũng không thể
là con đường lựa chọn của Đảng và nhân dân Việt Nam.
Còn đối với sự khủng hoảng và sụp
đổ của CNXH ở một số nước Đông Âu và Liên Xô? Cần phải khách quan nhìn nhận rằng,
sau Cách mạng tháng Mười năm 1917, nước Nga rơi vào tình trạng cực kỳ khó khăn
khi mà 14 nước đế quốc bao vây hòng bóp chết chính quyền Xôviết ngay từ thời kỳ
trứng nước. Tuy nhiên, với bản chất ưu việt của một chế độ xã hội mới, nước Nga
rồi sau đó là Liên Xô đã từng bước vượt qua khó khăn thử thách, giành được những
thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, những
năm 50-60 của thế kỷ XX, Liên Xô và hệ thống các nước XHCN đã đạt được những
thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, quân sự...
Những thành tựu đó đã khẳng định tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin trong
thực tiễn; thể hiện bản chất, tính ưu việt của CNXH so với CNTB. Đó là điều
không thể phủ nhận.
Tuy nhiên, từ cuối những năm 70
của thế kỷ XX, Liên Xô và các nước XHCN đã lâm vào khủng hoảng, trước hết là
trên lĩnh vực kinh tế. Cải tổ, cải cách để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng
là một tất yếu khách quan, là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa sống còn của các đảng
cộng sản trong nửa cuối thập niên 80, đầu 90 của thế kỷ XX. Trong bức tranh tổng
thể về cải cách, cải tổ và đổi mới ở các nước XHCN, có nước thành công và đạt
được những thành tựu to lớn, CNXH vẫn trụ vững và phát triển; có nước cải tổ bị
thất bại, Đảng Cộng sản mất quyền lãnh đạo. Lợi dụng tình hình đó, các thế lực
thù địch, phản cách mạng đã lớn tiếng kêu gào về sự “cáo chung của lịch sử”, sự
lạc hậu, lỗi thời của chủ nghĩa Mác – Lênin... Cần phải thấy rằng, sự khủng hoảng
và sụp đổ của CNXH ở một số nước Đông Âu và Liên Xô không phải do bản chất của
CNXH gây ra mà nó có nguyên nhân sâu sa và nguyên nhân trực tiếp. Nguyên nhân
sâu sa là do duy trì quá lâu cơ chế tập tập trung quan liêu bao cấp, chậm trễ
trong ứng dụng cách mạng KHCN. Nguyên nhân trực tiếp, là do những sai lầm
nghiêm trọng của các Đảng Cộng sản trong hoạch định và chỉ đạo thực hiện đường
lối cải tổ, như từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chấp nhận cơ chế đa
nguyên về chính trị và chế độ đa đảng đối lập; từ bỏ học thuyết Mác - Lênin và
CNXH khoa học, phủ nhận giai cấp và đấu tranh giai cấp; từ bỏ những nguyên tắc
xây dựng Đảng kiểu mới của V.I.Lênin và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công
nhân,… Trong những điều kiện khó khăn, phức tạp và hiểm nghèo như thế, lẽ ra cần
phải đoàn kết, kiên định với mục tiêu lý tưởng để tìm ra những giải pháp khắc phục
khó khăn, ổn định tình hình, phát triển đất nước, thì họ lại dao động rồi vội
vàng từ bỏ CNXH. V.I.Lênin đã từng nói: “Chỉ có giai cấp nào đi theo con đường
của mình mà không do dự, không chán nản và không sa vào tuyệt vọng trong những
bước khó khăn nhất, gay go nhất và nguy hiểm nhất, thì mới có thể lãnh đạo được
những quần chúng lao động và bị bóc lột. Chúng ta không cần những sự hăm hở
điên cuồng. Điều cần thiết cho chúng ta, chính là bước đi nhịp nhàng của những
đoàn quân vững như gang thép của giai cấp vô sản”. Cùng với những sai lầm về đường
lối ở các nước XHCN còn phải kể đến nguyên nhân trực tiếp nữa, đó là sự chống
phá quyết liệt của các thế lực thù địch, phản cách mạng trong chiến lược
“DBHB”…
Phân tích những nguyên nhân sâu
xa và trực tiếp dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở một số nước Đông Âu
và Liên Xô để khẳng định rằng: Không phải sự sụp đổ của một số nước XHCN có
nghĩa toàn bộ CNXH sẽ bị thủ tiêu, quy luật lịch sử đã kết thúc và xu thế của
thời đại đã đảo ngược. Sự khủng hoảng đó đang phản ánh những bước quanh co của
lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới CNXH vì đó là quy luật tiến hoá của lịch
sử. Cũng cần phải thấy rằng, quá trình phát triển của lịch sử từ HTKTXH TBCN
sang XHCN là một quá trình lịch sử lâu dài và không thể thẳng tắp theo mong muốn
chủ quan của những người cộng sản. Cách mạng XHCN là một cuộc cách mạng sâu sắc
toàn diện và triệt để nhất trong lịch sử, không như những cuộc cách mạng xã hội
trước đó, chỉ thay thế chế độ bóc lột này bằng chế độ bóc lột khác, cách mạng
XHCN làm thay đổi hẳn nền tảng, giải phóng triệt để con người khỏi mọi hình thức
áp bức, bóc lột. Một cuộc cách mạng như thế khó tránh khỏi những vấp váp sai lầm.
Chính bản thân CNTB đã chứng minh, để chiến thắng được xã hội phong kiến, để
thiết lập được sự thống trị của giai cấp tư sản, nó đâu chỉ có hơn 70 năm, đâu
chỉ có một lần cách mạng. Cách mạng tư sản Anh bắt đầu nổ ra từ 1649 phải đến
150 năm sau với ba lần cách mạng mới thành công. Cách mạng tư sản Pháp, Đức
cũng diễn ra tương tự như thế.
Sau khi CNXH ở một số nước Đông
Âu và Liên Xô sụp đổ, cũng có người muốn chủ trương đưa đất nước phát triển
theo mô hình của các nước công nghiệp hóa mới (NICS), hoặc mô hình của chủ
nghĩa xã hội dân chủ. Cả hai mô hình đó đều không phù hợp. Bởi lẽ: các nước
công nghiệp hoá mới như Hàn Quốc, Xingapo,… sở dĩ họ phát triển được như vậy vì
họ có những điều kiện hết sức thuận lợi, đặc biệt và trước hết là họ gắn chặt
quyền lợi của Mỹ về kinh tế, chính trị, quân sự. Mỹ đã dành cho các này những
ưu đãi về viện trợ, đầu tư, tài chính, công nghệ, dịch vụ. Giữa Mỹ và các đồng
minh này có sự mặc cả, mua bán lẫn nhau về lợi ích, nhờ đó họ có thể phát triển
nhanh. Giả sử Việt Nam có chọn đi theo mô hình đó thì cũng chẳng bao giờ có được
sự ưu đãi đặc biệt của Mỹ như họ đã từng giúp các nước trên. Còn mô hình CNXH
dân chủ như Thuỵ Điển, Phần Lan, Áo,… chúng ta không thể tin và đi theo thứ “lý
luận nửa vời” mà một số người cho là “hợp mốt”, sành điệu đang thình hành ở
phương Tây. Bởi mô hình này xét về thực chất vẫn dựa trên ba nền tảng chủ yếu
đó là chế độ tư hữu, thị trường tự do, đa nguyên về chính trị. Mô hình đó chẳng
qua cũng chỉ là “cái áo khoác màu” của CNTB mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét