Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội luôn thể hiện
tính thống nhất biện chứng giữa các nhân tố: Kinh tế, chính trị, xã hội, văn
hóa và đạo đức. Theo Người, “xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng,
tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”[1].
Theo cách tiếp cận riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều quan
niệm khác nhau về chủ nghĩa xã hội. Tiếp cận theo
mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, Người đặt câu
hỏi: “Chủ nghĩa xã hội là gì”[2] và trả lời: “Chủ nghĩa xã hội nhằm làm cho
đời sống nhân dân ngày càng sung sướng, ăn no, mặc ấm, được học hành, ốm đau có
thuốc”[3]. Tiếp cận theo các mặt của xã hội: Về phân phối sản phẩm: “Ai
làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất
nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ con”[4]. Về lĩnh vực chính trị: “Nhà nước xã hội chủ nghĩa và
dân chủ nhân dân chỉ lo làm lợi cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động,
ngày càng tiến bộ về vật chất và tinh thần, làm cho trong xã hội không có người
bóc lột người”[5].
Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm tổng quát: “Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ
nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm
cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”[6]. Tư tưởng của Người về chủ nghĩa xã
hội ngày càng được thể hiện rõ cả về lý luận và thực tiễn, một xã hội phát
triển hài hòa trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, vì con người.
[1] Hồ Chí
Minh, Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 438.
[2] Hồ Chí Minh, Toàn
tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 399.
[3] Hồ Chí
Minh, Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 437.
[4] Hồ Chí Minh, Toàn
tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 390.
[5] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia
Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 453.
[6] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia
Sự thật, Hà Nội - 2011, tr. 415.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét