Vừa qua, tiếp tục lợi dụng vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước; các thế lực thù địch đăng nhiều bài viết với nội dung là những biện dẫn trái ngược quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo; cố tình kích động, đòi “tự do” hoạt động tín ngưỡng và hội đoàn ngoài vòng luật pháp. Bởi vậy, cần đấu tranh và khẳng định như sau:
Thứ nhất, ở mỗi quốc gia mọi hoạt động của các tổ chức xã hội trong đó
có hoạt động tín ngưỡng, hội đoàn tôn giáo đều phải tuân thủ theo pháp luật
Trên thực tế, ở bất cứ quốc gia nào, việc lợi dụng tự
do tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động không đúng pháp luật, gây ảnh hưởng đến trật
tự an ninh, ổn định xã hội, cản trở sự phát triển đất nước, ảnh hưởng đến quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác thì đều bị xử lý. Cảnh sát Mỹ vào năm 2012 đã
bắt giữ 07 thành viên nhóm Hutaree (Hu-ta-ri) tự xưng là “chiến binh Thiên chúa
giáo” vì có âm mưu chống lại chính quyền; Tòa án Tối cao Nhật Bản năm 2018 đã
thi hành án tử hình đối với 06 thành viên giáo phái “Ngày tận thế” (Aum
Shinrikyo) cùng thủ lĩnh là Giáo chủ Shoko Asahara do gây ra vụ tấn công bằng
chất độc Sarin nhằm vào hệ thống tàu điện ngầm Tokyo và các tội ác khác. Điều
đó cho thấy, luận điệu cho rằng hoạt động tín ngưỡng, hội đoàn “Đi ngược
lại chủ trương của đãng thì sẽ bị trù dập, bỏ tù” là không đúng, bởi vì: Ở Việt Nam, chỉ có những
người, những hoạt động hội đoàn lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để
tiến hành các hoạt động vi phạm luật pháp mới bị xử lý.
Thứ hai, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn có chủ trương, chính sách và xử
lý đúng đắn vấn đề tự do hoạt động tín ngưỡng, hội đoàn
Việt Nam không đưa ra giới hạn nào về
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hiến pháp 2013 và Luật tín ngưỡng, tôn giáo của
Việt Nam đều khẳng định: Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi
dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Thực tiễn ở Việt Nam, các tôn giáo đều
bình đẳng trước pháp luật, không bị phân biệt đối xử và chung sống đoàn kết,
gắn bó đồng hành với dân tộc. Nhờ có sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng, Nhà
nước Việt Nam nên đời sống tín ngưỡng, tôn giáo có nhiều biến đổi
sâu sắc, các tôn giáo đều tăng về số lượng và quy mô hoạt động cả trong nước và
quốc tế.
Như vậy, ở Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được đảm bảo trong
thực tế, không có việc “đàn áp”, hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
người dân. Mọi người, tổ chức xã hội trong đó có tổ chức tôn
giáo sẽ mãi đồng hành với dân tộc, với Đảng, cùng chung tay phấn đấu đạt mục
tiêu vì con người, dân chủ, công bằng, văn minh, vì sự phồn vinh của đất nước
và đập tan những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá cách mạng
Việt Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét