Đó là:
Một là, nhóm
đối lập về hệ tư tưởng. Đảng ta là hệ tư tưởng vô sản thì những người theo hệ
tư tưởng tư sản, kể cả tàn dư phong kiến sẽ quyết liệt chống lại chúng ta.
Hai là, các thế
lực thù địch về chính trị luôn chống lại chế độ XHCN của chúng ta, với mục đích
làm con đường phát triển đất nước của Đảng chệch hướng, thay đổi thể chế chính
trị ở Việt Nam.
Ba là, những
người vốn là đảng viên cộng sản nhưng không chịu rèn luyện, tu dưỡng, học tập,
nâng cao tư tưởng, đạo đức cách mạng dẫn tới tha hóa về tư tưởng chính trị, xa
rời chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thậm chí là phai nhạt lý
tưởng, “tự chuyển hóa, tự diễn biến” trong nội bộ.
Nhận diện
các nhóm đối tượng nêu trên cho thấy, việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng dù
rất khó khăn, phức tạp và lâu dài, nhưng khó khăn và phức tạp đến đâu cũng phải
làm để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Các thế lực
thù địch bao gồm cả những người nghiên cứu lý luận, thực tiễn ở các nước trên
thế giới trong cuộc đấu tranh ý thức hệ giữa CNXH và chủ nghĩa tư bản. Ngay ở
các nước tư bản phát triển, những nhà hoạt động chính trị thuộc giới cầm quyền
có tư tưởng tư bản theo kiểu truyền thống và các nhà hoạt động chính trị thuộc
giới cầm quyền có tư tưởng XHCN cũng đấu tranh lẫn nhau. Các lực lượng cực đoan
người Việt ở nước ngoài luôn lôi kéo, kết hợp với những đối tượng chống đối,
bất mãn ở trong nước lập ra các tổ chức để chống phá cách mạng nước ta. Một số
cán bộ, đảng viên (trong đó có cả những đảng viên đã từng giữ chức vụ cao trong
hệ thống chính trị) suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”. Nhóm người này không khó để nhận ra, nhưng lại rất khó đấu tranh. Đây là
những người phản bội lại lý tưởng cộng sản và nguyên nhân của sự phản bội đó
đôi khi lại bắt nguồn từ sự bất mãn, không đồng ý một số vấn đề cụ thể trong
chính sách, ứng xử của những cơ quan, đơn vị nơi người đó công tác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét