Cách nay vừa tròn 69 năm, ngày 14 tháng 6 năm 1955 trong bài viết với bút danh CB nói về phê bình trong Đảng; đăng trên Báo Nhân dân, số 468, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tự phê bình và phê bình là thứ vũ khí sắc bén nhất, nó giúp cho Đảng ta mạnh và ngày càng thêm mạnh. Nhờ nó mà chúng ta sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm, tiến bộ không ngừng”.
Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tích trong bài viết nói về phê bình trong Đảng; đăng trên Báo Nhân dân, số 468, ngày 14 tháng 6 năm 1955 với bút danh CB. Đây là thời điểm đất nước vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh; miền Bắc mới bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, kiến thiết đất nước, còn nhiều khó khăn, thử thách, miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Trong bài nói tại Hội nghị nghiên cứu Lịch sử Đảng của Ban Tuyên giáo Trung ương, ngày 28 tháng 11 năm 1959, đăng trên Báo Nhân dân, số 2093, ngày 09 tháng 12 năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Đảng ta có một vũ khí sắc bén để làm cho đảng viên tiến bộ, làm cho đảng ngày càng mạnh là tự phê bình và phê bình”.
Lời dạy của Bác có ý nghĩa to lớn, khẳng định tự phê bình và phê bình là nguyên tắc quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, là thứ vũ khí sắc bén, giúp cho Đảng ta ngày càng mạnh thêm. Thông qua tự phê bình Đảng mới gột rửa được những hạn chế, yếu kém, những thói hư tật xấu, làm cho dân tin, dân theo Đảng; đồng thời nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên phải nâng cao bản lĩnh chính trị, ngăn ngừa biểu hiện tự cao, tự đại, mạnh dạn công khai tự phê bình, chân thành tiếp thu sự phê bình của người khác. Chống biểu hiện khi phê bình, giáo dục nhưng vẫn bảo thủ, trì trệ... Thực hiện tốt việc tự phê bình và phê bình chính là góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cách mạng Việt Nam bước vào thời kỳ mới với đặc điểm: Đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền, miền Bắc đã có hoà bình, dưới sự lãnh đạo của Đảng đang bắt đầu xây dựng một xã hội mới, miền Nam vẫn còn dưới ách đô hộ, áp bức của chủ nghĩa đế quốc. Đây cũng là thời điểm Đảng và Chính phủ, các cấp và các ngành từ Trung ương đến địa phương tiến hành công tác sửa sai trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc một cách kiên quyết và toàn diện, trên tinh thần đề cao, thật thà tự phê bình và phê bình để nghiêm túc khắc phục, sửa chữa khuyết điểm.
Trong sinh hoạt và hoạt động thực tiễn, mỗi con người và mỗi tổ chức đều có những ưu điểm và khuyết điểm, có mặt thuận lợi và khó khăn, có nhân tố tích cực và tiêu cực, có cái tiến bộ và cái lạc hậu. Quá trình phát triển của mỗi con người, mỗi tổ chức như thế nào và theo chiều hướng nào phụ thuộc chính vào cách thức giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt tốt – xấu, thuận lợi – khó khăn, tích cực – tiêu cực đó. Mỗi người đảng viên và tổ chức đảng cũng như vậy; muốn tiến bộ và phát triển thì phải phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm. Muốn sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, phải đề cao và thật thà tự phê bình và phê bình.
Học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình, trong suốt quá trình xây dựng và hoạt động, Đảng ta luôn coi trọng tự phê bình và phê bình; coi đó là quy luật phát triển của Đảng, là thước đo trình độ sinh hoạt dân chủ trong Đảng và là ý thức trách nhiệm của Đảng với Nhân dân. Tự phê bình và phê bình là biện pháp quan trọng để giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ Đảng, để giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, vấn đề tự phê bình và phê bình càng trở nên cần thiết hơn. Đảng ta đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đặc biệt là giáo dục về đạo đức cách mạng, làm cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiểu rõ vai trò, sự cần thiết phải đẩy mạnh tự phê bình và phê bình; duy trì, thực hiện nghiêm túc nền nếp chế độ tự phê bình và phê bình trong các cấp ủy đảng. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất cao trong đơn vị, chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội thực dụng, cục bộ bè phái, mất đoàn kết. Thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật Nhà nước.
Trong bài nói tại Hội nghị nghiên cứu Lịch sử Đảng của Ban Tuyên giáo Trung ương, ngày 28 tháng 11 năm 1959, đăng trên Báo Nhân dân, số 2093, ngày 09 tháng 12 năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Đảng ta có một vũ khí sắc bén để làm cho đảng viên tiến bộ, làm cho đảng ngày càng mạnh là tự phê bình và phê bình”.
Lời dạy của Bác có ý nghĩa to lớn, khẳng định tự phê bình và phê bình là nguyên tắc quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, là thứ vũ khí sắc bén, giúp cho Đảng ta ngày càng mạnh thêm. Thông qua tự phê bình Đảng mới gột rửa được những hạn chế, yếu kém, những thói hư tật xấu, làm cho dân tin, dân theo Đảng; đồng thời nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên phải nâng cao bản lĩnh chính trị, ngăn ngừa biểu hiện tự cao, tự đại, mạnh dạn công khai tự phê bình, chân thành tiếp thu sự phê bình của người khác. Chống biểu hiện khi phê bình, giáo dục nhưng vẫn bảo thủ, trì trệ... Thực hiện tốt việc tự phê bình và phê bình chính là góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cách mạng Việt Nam bước vào thời kỳ mới với đặc điểm: Đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền, miền Bắc đã có hoà bình, dưới sự lãnh đạo của Đảng đang bắt đầu xây dựng một xã hội mới, miền Nam vẫn còn dưới ách đô hộ, áp bức của chủ nghĩa đế quốc. Đây cũng là thời điểm Đảng và Chính phủ, các cấp và các ngành từ Trung ương đến địa phương tiến hành công tác sửa sai trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc một cách kiên quyết và toàn diện, trên tinh thần đề cao, thật thà tự phê bình và phê bình để nghiêm túc khắc phục, sửa chữa khuyết điểm.
Trong sinh hoạt và hoạt động thực tiễn, mỗi con người và mỗi tổ chức đều có những ưu điểm và khuyết điểm, có mặt thuận lợi và khó khăn, có nhân tố tích cực và tiêu cực, có cái tiến bộ và cái lạc hậu. Quá trình phát triển của mỗi con người, mỗi tổ chức như thế nào và theo chiều hướng nào phụ thuộc chính vào cách thức giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt tốt – xấu, thuận lợi – khó khăn, tích cực – tiêu cực đó. Mỗi người đảng viên và tổ chức đảng cũng như vậy; muốn tiến bộ và phát triển thì phải phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm. Muốn sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, phải đề cao và thật thà tự phê bình và phê bình.
Học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình, trong suốt quá trình xây dựng và hoạt động, Đảng ta luôn coi trọng tự phê bình và phê bình; coi đó là quy luật phát triển của Đảng, là thước đo trình độ sinh hoạt dân chủ trong Đảng và là ý thức trách nhiệm của Đảng với Nhân dân. Tự phê bình và phê bình là biện pháp quan trọng để giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ Đảng, để giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, vấn đề tự phê bình và phê bình càng trở nên cần thiết hơn. Đảng ta đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đặc biệt là giáo dục về đạo đức cách mạng, làm cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiểu rõ vai trò, sự cần thiết phải đẩy mạnh tự phê bình và phê bình; duy trì, thực hiện nghiêm túc nền nếp chế độ tự phê bình và phê bình trong các cấp ủy đảng. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất cao trong đơn vị, chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội thực dụng, cục bộ bè phái, mất đoàn kết. Thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật Nhà nước.
Tự phê bình và phê bình ngoài động cơ, mục đích trong sáng còn cần phải có thái độ đúng, phương pháp đúng, thậm chí còn phải chú ý cả hoàn cảnh cụ thể của người được phê bình. Việc phê bình dù có chân thật, nhưng thiếu thái độ và phương pháp đúng có thể dẫn đến chủ thể được phê bình không nhận thức được điều đó hoặc nhận thức ngược lại, nhận thức khác đi dẫn đến hiệu quả không đạt được như mong muốn. Đó là chưa kể, việc lợi dụng nguyên tắc này để thực hiện những mưu đồ vụ lợi cho cá nhân, gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ, hạ thấp uy tín của người khác…
Tự phê bình và phê bình là biện pháp quan trọng nâng cao trí tuệ, phát hiện và giải quyết những mâu thuẫn trong Đảng, là quy luật sinh tồn và phát triển của Đảng. Tự phê bình và phê bình đòi hỏi phải có tính Đảng và tính nguyên tắc cao, phải đảm bảo tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường được mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng và quần chúng.
Ngày nay, khi toàn Đảng đang quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng, chúng ta càng thấm nhuần hơn tư tưởng tự phê bình và phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều này sẽ giúp chúng ta thực hiện thành công Nghị quyết của Đảng, góp phần đưa sự nghiệp cách mạng của đất nước, của dân tộc tới thắng lợi vẻ Sai lầm thường không lặp lại, nếu chúng ta biết rút kinh nghiệm, biết lắng nghe, tiếp thu sự góp ý của người khác. Vì thế, sai lầm không có gì đáng phải hổ thẹn, bưng bít. Sai lầm được nhìn nhận, chỉ ra cùng sự khắc phục càng khiến mỗi người chín chắn, trưởng thành hơn, làm việc trách nhiệm, hiệu quả hơn. Tất nhiên, từ cả hai phía người phê bình và người nhận sự phê bình đều phải trên cơ sở khách quan, công tâm, chân thành, có tình có lý, vì lợi ích của mỗi người và hơn hết là vì tập thể. Đó thực sự phải là việc phê bình để người khác thấy được sai lầm, khuyết điểm của mình và những nguyên nhân mắc phải, từ đó có hướng sửa sai chứ nhất quyết không thể vì động cơ cá nhân, sự đố kỵ, ganh ghét, vùi dập đầy ác ý. Có như thế, chúng ta mới thực sự có "vũ khí sắc bén" để "làm cho đảng viên tiến bộ, làm cho Đảng ngày càng mạnh", như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Và chắc chắn, khi "vũ khí sắc bén" ấy được sử dụng đúng lúc, đúng nơi, khoa học, hợp lý thì hiệu quả sẽ là rất tích cực. Còn không, những hệ lụy, hậu quả là khôn lường, nhất là khi những sai lầm lặp đi lặp lại, bị bưng bít, giấu kín; những lời phê bình không được tiếp thu, lắng nghe, thậm chí người phê bình còn bị trù dập, bị coi là "phá hoại", gây mất đoàn kết nội bộ để rồi dẫn đến kết cục "đấu tranh thì tránh đâu" khiến việc phê bình nói riêng, việc đấu tranh chống lại những sai phạm bị xem nhẹ, không ai muốn thực hiện. Và khi ấy, những mầm mống bệnh tật sẽ nảy mầm, phát tác, tàn phá tập thể, đơn vị, địa phương, quốc gia.
Thời gian qua hàng loạt cán bộ, nguyên cán bộ cấp cao bị kỷ luật, nhiều người bị xử lý hình sự. Đó đều là các đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương. Và trong đó có những vi phạm, khuyết điểm dẫn đến nguy cơ hoặc trên thực tế đã xảy ra thất thoát, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước cũng như nguồn lực xã hội, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền...
Thử hỏi, vi phạm trong những vụ việc kể trên có xảy ra nếu công tác tự phê bình và phê bình được chú trọng ngay từ đầu? Câu trả lời chung và có lẽ sẽ nhận được sự thống nhất là: Không dễ dàng! Qua đó chúng ta đều thấy rằng, công tác tự phê bình và phê bình bị lơ là, buông lỏng đã dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng, vô cùng đáng tiếc.
Ngoài ra, một điều chắc chắn rằng, nếu như không có sự bao che, và nếu như có sự thẳng thắn, khách quan, công bằng, công tâm, vì lợi ích chung thì những khuyết điểm, sai phạm sẽ được chỉ ra một cách kịp thời, tìm cách tháo gỡ hiệu quả.
Nếu như việc phê bình và tự phê bình được thực hiện thường xuyên, hiệu quả, chắc chắn cán bộ, đảng viên, nhất là những người giữ vị trí lãnh đạo, những người đứng đầu sẽ không vi phạm những điều đảng viên không được làm, không tha hóa, biến chất, rơi vào những "chiếc bẫy" lợi ích phi pháp, những "viên đạn bọc đường" trong giải quyết công việc, trong sinh hoạt thường ngày.
Khi ấy, thứ "vũ khí sắc bén" đã bị bỏ quên vô cùng đáng tiếc và trở nên han gỉ, hỏng hóc. Thế nên, cần nhắc lại rằng, trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên giáo dục cán bộ, đảng viên nhận thức và biết vận dụng đúng đắn nguyên tắc tự phê bình và phê bình - một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Và khi nguyên tắc cơ bản, quan trọng ấy bị bỏ qua, thứ "vũ khí sắc bén" không được sử dụng, sai phạm xảy ra là điều khó tránh khỏi, thiệt hại khôn lường cả về vật chất lẫn uy tín.
Xin được nhắc lại rằng, ngay từ khi mới thành lập (ngày 3/2/1930), Đảng ta đã mang trong mình tinh thần "tự chỉ trích" rất nghiêm túc. Từ những sự "tự chỉ trích" ngay từ khi ra đời, diễn ra thường xuyên, trở thành nếp sinh hoạt chính trị ấy, đến Đại hội II năm 1951, Đảng ta đã đưa vấn đề tự phê bình và phê bình vào Điều lệ Đảng.
Suốt gần 95 năm qua, Đảng ta không bao giờ che đậy, giấu giếm khuyết điểm của mình. Vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày càng đi vào nề nếp, trở thành quy luật tồn tại và phát triển của Đảng. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được triển khai ngày càng quyết liệt, "không có ngoại lệ", "không có vùng cấm" đã trở thành phong trào, thành xu hướng không thể đảo ngược, giúp niềm tin của dân vào Đảng ngày một lớn lao, vững chãi hơn.
Đó cũng chính là việc Đảng ta, mỗi cá nhân đảng viên có trách nhiệm, vì sự tồn vong của Đảng, vì sự phát triển của đất nước học Bác một cách rất thiết thực, hiệu quả, đúng như những gì Bác từng nói: "Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính". Vậy, cần thiết phải nhấn mạnh một lần nữa rằng, học Bác, chúng ta không thể lãng quên, xem nhẹ thứ "vũ khí sắc bén" là tự phê bình và phê bình, bởi đó chính là việc "vì Đảng, vì dân tộc, vì giai cấp, vì chủ nghĩa cộng sản" như Bác khẳng định.
Tự phê bình và phê bình là biện pháp quan trọng nâng cao trí tuệ, phát hiện và giải quyết những mâu thuẫn trong Đảng, là quy luật sinh tồn và phát triển của Đảng. Tự phê bình và phê bình đòi hỏi phải có tính Đảng và tính nguyên tắc cao, phải đảm bảo tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường được mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng và quần chúng.
Ngày nay, khi toàn Đảng đang quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng, chúng ta càng thấm nhuần hơn tư tưởng tự phê bình và phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều này sẽ giúp chúng ta thực hiện thành công Nghị quyết của Đảng, góp phần đưa sự nghiệp cách mạng của đất nước, của dân tộc tới thắng lợi vẻ Sai lầm thường không lặp lại, nếu chúng ta biết rút kinh nghiệm, biết lắng nghe, tiếp thu sự góp ý của người khác. Vì thế, sai lầm không có gì đáng phải hổ thẹn, bưng bít. Sai lầm được nhìn nhận, chỉ ra cùng sự khắc phục càng khiến mỗi người chín chắn, trưởng thành hơn, làm việc trách nhiệm, hiệu quả hơn. Tất nhiên, từ cả hai phía người phê bình và người nhận sự phê bình đều phải trên cơ sở khách quan, công tâm, chân thành, có tình có lý, vì lợi ích của mỗi người và hơn hết là vì tập thể. Đó thực sự phải là việc phê bình để người khác thấy được sai lầm, khuyết điểm của mình và những nguyên nhân mắc phải, từ đó có hướng sửa sai chứ nhất quyết không thể vì động cơ cá nhân, sự đố kỵ, ganh ghét, vùi dập đầy ác ý. Có như thế, chúng ta mới thực sự có "vũ khí sắc bén" để "làm cho đảng viên tiến bộ, làm cho Đảng ngày càng mạnh", như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Và chắc chắn, khi "vũ khí sắc bén" ấy được sử dụng đúng lúc, đúng nơi, khoa học, hợp lý thì hiệu quả sẽ là rất tích cực. Còn không, những hệ lụy, hậu quả là khôn lường, nhất là khi những sai lầm lặp đi lặp lại, bị bưng bít, giấu kín; những lời phê bình không được tiếp thu, lắng nghe, thậm chí người phê bình còn bị trù dập, bị coi là "phá hoại", gây mất đoàn kết nội bộ để rồi dẫn đến kết cục "đấu tranh thì tránh đâu" khiến việc phê bình nói riêng, việc đấu tranh chống lại những sai phạm bị xem nhẹ, không ai muốn thực hiện. Và khi ấy, những mầm mống bệnh tật sẽ nảy mầm, phát tác, tàn phá tập thể, đơn vị, địa phương, quốc gia.
Thời gian qua hàng loạt cán bộ, nguyên cán bộ cấp cao bị kỷ luật, nhiều người bị xử lý hình sự. Đó đều là các đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương. Và trong đó có những vi phạm, khuyết điểm dẫn đến nguy cơ hoặc trên thực tế đã xảy ra thất thoát, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước cũng như nguồn lực xã hội, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền...
Thử hỏi, vi phạm trong những vụ việc kể trên có xảy ra nếu công tác tự phê bình và phê bình được chú trọng ngay từ đầu? Câu trả lời chung và có lẽ sẽ nhận được sự thống nhất là: Không dễ dàng! Qua đó chúng ta đều thấy rằng, công tác tự phê bình và phê bình bị lơ là, buông lỏng đã dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng, vô cùng đáng tiếc.
Ngoài ra, một điều chắc chắn rằng, nếu như không có sự bao che, và nếu như có sự thẳng thắn, khách quan, công bằng, công tâm, vì lợi ích chung thì những khuyết điểm, sai phạm sẽ được chỉ ra một cách kịp thời, tìm cách tháo gỡ hiệu quả.
Nếu như việc phê bình và tự phê bình được thực hiện thường xuyên, hiệu quả, chắc chắn cán bộ, đảng viên, nhất là những người giữ vị trí lãnh đạo, những người đứng đầu sẽ không vi phạm những điều đảng viên không được làm, không tha hóa, biến chất, rơi vào những "chiếc bẫy" lợi ích phi pháp, những "viên đạn bọc đường" trong giải quyết công việc, trong sinh hoạt thường ngày.
Khi ấy, thứ "vũ khí sắc bén" đã bị bỏ quên vô cùng đáng tiếc và trở nên han gỉ, hỏng hóc. Thế nên, cần nhắc lại rằng, trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên giáo dục cán bộ, đảng viên nhận thức và biết vận dụng đúng đắn nguyên tắc tự phê bình và phê bình - một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Và khi nguyên tắc cơ bản, quan trọng ấy bị bỏ qua, thứ "vũ khí sắc bén" không được sử dụng, sai phạm xảy ra là điều khó tránh khỏi, thiệt hại khôn lường cả về vật chất lẫn uy tín.
Xin được nhắc lại rằng, ngay từ khi mới thành lập (ngày 3/2/1930), Đảng ta đã mang trong mình tinh thần "tự chỉ trích" rất nghiêm túc. Từ những sự "tự chỉ trích" ngay từ khi ra đời, diễn ra thường xuyên, trở thành nếp sinh hoạt chính trị ấy, đến Đại hội II năm 1951, Đảng ta đã đưa vấn đề tự phê bình và phê bình vào Điều lệ Đảng.
Suốt gần 95 năm qua, Đảng ta không bao giờ che đậy, giấu giếm khuyết điểm của mình. Vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày càng đi vào nề nếp, trở thành quy luật tồn tại và phát triển của Đảng. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được triển khai ngày càng quyết liệt, "không có ngoại lệ", "không có vùng cấm" đã trở thành phong trào, thành xu hướng không thể đảo ngược, giúp niềm tin của dân vào Đảng ngày một lớn lao, vững chãi hơn.
Đó cũng chính là việc Đảng ta, mỗi cá nhân đảng viên có trách nhiệm, vì sự tồn vong của Đảng, vì sự phát triển của đất nước học Bác một cách rất thiết thực, hiệu quả, đúng như những gì Bác từng nói: "Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính". Vậy, cần thiết phải nhấn mạnh một lần nữa rằng, học Bác, chúng ta không thể lãng quên, xem nhẹ thứ "vũ khí sắc bén" là tự phê bình và phê bình, bởi đó chính là việc "vì Đảng, vì dân tộc, vì giai cấp, vì chủ nghĩa cộng sản" như Bác khẳng định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét