Trong một thế giới không ngừng thay đổi bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mỗi quốc gia đều phải đối diện với bài toán sống còn: làm sao để không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên số. Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và c.h.u.y.ể.n đ.ổ.i s.ố quốc gia của Bộ Chính trị (Nghị quyết 57) đã vạch ra lộ trình rõ ràng và mạnh mẽ, đưa Việt Nam từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ khoa học, công nghệ và kinh tế số toàn cầu.
Khoa học công nghệ cùng với đổi mới sáng tạo, c.h.u.y.ể.n đ.ổ.i s.ố đã được Bộ Chính trị đặt lên vị trí “là đột phá quan trọng hàng đầu” để đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới. Trong tiến trình này, thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ chiến lược được xác định là những nội dung trọng tâm, cốt lõi.
Nghị quyết 57 khẳng định thể chế là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy c.h.u.y.ể.n đ.ổ.i s.ố, phát triển khoa học công nghệ; quan trọng hơn, thể chế phải được hoàn thiện và đi trước một bước để tạo ra một môi trường thuận lợi cho đổi mới sáng tạo.
Thời gian qua, nhiều giải pháp công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech), công nghệ y tế (Heatlh tech)… của doanh nghiệp Việt Nam không được phép kinh doanh chính thức. Dù nhu cầu thị trường, lợi ích và tính hiệu quả của các công nghệ là có, song vì tính mới và chưa đánh giá được hết rủi ro mà công nghệ tạo ra, nên các sản phẩm sáng tạo mới này không được các cơ quan quản lý nhà nước cho phép thực hiện. Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của công nghệ, tư duy “không quản được thì cấm” không còn phù hợp nữa. Vì thế, đổi mới mạnh mẽ tư duy lập pháp, tạo dựng một hệ thống pháp luật không chỉ phục vụ quản lý, mà còn khuyến khích đổi mới sáng tạo, mở đường cho những sáng kiến mới mẻ, những công nghệ đột phá như Nghị quyết 57 đã yêu cầu là hết sức cần thiết.
Với mục tiêu đến năm 2045 thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo, c.h.u.y.ể.n đ.ổ.i s.ố, chúng ta không thể thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Chỉ có đội ngũ chuyên gia đầu ngành, "các tổng công trình sư" theo cách gọi của Nghị quyết 57, mới có thể dẫn dắt quá trình c.h.u.y.ể.n đ.ổ.i s.ố và phát triển khoa học công nghệ. Và để thu hút và giữ chân những cá nhân có khả năng sáng tạo vượt trội, có tầm nhìn chiến lược và dám đương đầu với thử thách, thì cần có cơ chế, chính sách đặc biệt về nhập quốc tịch, sở hữu nhà, đất, thu nhập, và đặc biệt là môi trường làm việc, như Nghị quyết 57 đã chỉ ra.
Tương tự, hạ tầng số, gồm hạ tầng kết nối Internet băng thông rộng và 5G, và hạ tầng điện toán đám mây phải là yếu tố tiên quyết. Việt Nam hiện có 5 tuyến cáp quang và vẫn xảy ra sự cố nên phải có 14 - 15 tuyến mới an toàn. Còn dữ liệu, trong thế giới số, được coi là tư liệu sản xuất chính, là "vàng mới" của nền kinh tế hiện đại. Nghị quyết 57 đề cập đến tầm quan trọng của việc khai thác và làm giàu dữ liệu, coi đây là một nguồn lực vô giá cho phát triển kinh tế số. Hơn thế, câu chuyện về dữ liệu không dừng lại ở việc thu thập thông tin, mà là cách chúng ta phân tích, xử lý và áp dụng dữ liệu vào việc nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng dịch vụ công và doanh nghiệp, cũng như hỗ trợ các quyết định chiến lược quan trọng. Một nền kinh tế sử dụng dữ liệu hiệu quả sẽ tạo ra sự chuyển mình mạnh mẽ, từ đó phát triển các ngành công nghiệp mới, tạo ra giá trị gia tăng và thu nhập quốc dân cao hơn. Cũng vậy, công nghệ chiến lược, gồm những công nghệ có khả năng tạo ra sự đột phá như t.r.í t.u.ệ n.h.â.n t.ạ.o (AI), blockchain, điện toán đám mây, không chỉ định hình tương lai mà còn là yếu tố cạnh tranh quan trọng giữa các quốc gia.
Tương lai được xây dựng hôm nay, và Nghị quyết 57 là một dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển của đất nước ta. Từ thể chế đến hạ tầng, từ nhân lực đến dữ liệu, công nghệ chiến lược - những yếu tố nền tảng này - đều đang được gắn kết với mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên số. Một thể chế tốt sẽ thúc đẩy phát triển nhân lực, hạ tầng hiện đại sẽ hỗ trợ tối ưu hóa dữ liệu, và công nghệ chiến lược là công cụ để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển.
Mục tiêu rõ ràng, chứa đựng điểm mới đột phá và chiến lược phát triển dài hạn, Nghị quyết 57 sẽ tạo ra nền tảng vững chắc cho sự chuyển mình mạnh mẽ của đất nước trong kỷ nguyên số. Với tầm nhìn chiến lược này, Việt Nam không chỉ theo kịp thế giới mà còn có thể tạo ra những dấu ấn riêng biệt. Đây là thời khắc quan trọng để chúng ta dồn sức cho c.h.u.y.ể.n đ.ổ.i s.ố - một cuộc cách mạng không thể thiếu trong hành trình vươn tới tương lai và thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét